Mỗi vùng miền sẽ có cách cúng ông Công ông Táo khác nhau, dưới đây là gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Trung đầy đủ và đẹp mắt.
Bạn đang đọc: Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Trung đầy đủ và đẹp mắt
Contents
1. Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Trung
Ngoài việc tham khảo gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Trung bạn cũng cần tìm hiểu thêm về ngày này.
Ngày 23 tháng Chạp tức ngày 23/12 âm lịch còn được gọi là ngày ông Công ông Táo. Đây là ngày lễ quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán của người dân Việt Nam.
Theo quan niệm của người xưa, vào ngày này các gia đình sẽ làm mâm cúng ông Công ông Táo để tiễn đưa ông Công ông Táo về trời. Tuỳ vào từng gia đình, vùng miền mà mỗi gia chủ sẽ có cách làm mâm cúng ông Công ông Táo khác nhau. Dưới đây là gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Trung đầy đủ và đẹp mắt để các bà nội trợ tham khảo
2. Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp (ngày cúng ông Công ông Táo)
Theo các chuyên gia phong thuỷ, ngày 23 tháng Chạp (23/12 âm lịch) còn được gọi là ngày ông Công ông Táo. Đây là một ngày lễ quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt Nam.
Theo truyền thống của người xưa, cứ đến ngày 23 tháng Chạp các gia đình Việt Nam sẽ làm mâm cúng ông Công ông Táo tươm tất, trang nghiêm để tiễn ông Công ông Táo về trời. Thời gian làm cơm bắt đầu từ ngày 20/12 âm lịch đến 12h trưa ngày 23/12 âm lịch để tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời
3. Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Trung và các lễ vật cúng ông Công ông Táo
3.1. Lễ vật cúng ông Công ông Táo
- Lễ vật cúng ông Công ông Táo đầy đủ sẽ bao gốm các thứ sau:
- Một bộ ông Công ông Táo bao gồm 3 chiếc mũ (2 mũ của Táo ông và 1 mũ của Táo bà).
- Ba con cá chép giấy
- 3 bộ áo Táo Quân
- 3 đôi giày
Thông thường áo và mũ của Táo quân sẽ được các nghệ nhân trang trí bằng dây kim tuyến và màu sắc theo ngũ hành từng năm.
Ngoài ra lễ vật cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Trung sẽ có thêm một con ngựa bằng giấy có yên và cương đầy đủ.
3.2. Mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Trung
Do cuộc sống ngày càng hiện đại, đầy đủ nên mâm cúng ông Công ông Táo cũng được chuẩn bị tươm tất và đa dạng hơn. Theo đó, mâm cơm cúng ông Công ông Táo miền Trung sẽ bao gốm các món sau:
- Thịt lợn hoặc một con gà trống luộc buộc cánh tiên ngậm hoa hồng
- Một đĩa gạo, một đìa muối
- Một bát canh măng hoặc canh xương hầm củ quả
- Một đĩa xào thập cẩm
- Một đĩa giò lợn
- Một đĩa bánh chưng
- Một đĩa xôi, thường các gia đình sẽ làm xôi gấc
- Một chai rượu nếp
- Một lọ hoa tươi
- Một lọ hoa đào
- Một ấm trà nóng
- Một đĩa hoa quả đơn giản
- Một đĩa chè kho
Ngoài các món trên mâm cúng ông Công ông Táo miền Trung sẽ có thêm đĩa cá thu, hoặc cá ngừ… hoặc một đĩa tôm hấp.
Thông thường mâm cúng ông Công ông Táo thường sẽ bao gồm các món mặn (gà luộc, xôi giò, bánh chưng…) và các lễ chay như hoa quả, tiền vàng mã, trầu cau….
Nhìn chung mâm cúng ông Côn ông Táo đặc trưng miền Trung thường không quá cầu kỳ nhưng vẫn trang nghiêm và tươm tất.
Bạn có thể tham khảo gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Trung đầy đủ và đẹp mắt của các chị em nội trợ đảm đang dưới đây:
Tìm hiểu thêm: Người Mệnh Thổ hợp nghề gì? Chọn đúng nghề, sự nghiệp như cá gặp nước
Xem thêm: Gợi Ý Mâm Cúng Ông Công Ông Táo Đặc Trưng Miền Bắc Đầy Đủ Và Chuẩn Nhất
3.3. Cách làm các món trong mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản, ngon và đẹp mắt
Để mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Trung được ngon và bắt mắt bạn có thể tham khảo các cách làm cúng dưới đây:
Tôm hấp nước dừa: Tôm trước khi hấp bạn cần loại bỏ chỉ ở phần sống lưng và đầu tôm. Sau đó bạn cho nước dừa, gừng và hành khô vào nồi. Tiếp theo bạn đặt xửng hấp lên trên và xếp tôm vào hấp. Sau khi tôm đã được hấp chín bạn xếp từng con tôm ra vỏ trái dừa và bày biện là xong.
Cách nấu xôi gấc ngon, dẻo đẹp mắt: Để xôi được mềm, ngon bạn nên ngâm trong nước ấm khoảng 4 giờ. Sau đó cho gạo ra rổ để cho ráo nước rồi cho một thìa muối vào xóc nhẹ tránh làm hạt gạo nếp bị nát.
Gấc mua về bổ đôi tách lấy hạt. Tiếp theo lấy thìa nạo hết phần ruột gấc rồi lấy một chút phần cùi vàng cho vàng tô. Tiếp đó bạn cho thêm một thìa rượu nếp trằng vào tô gấc rồi bóp nhẹ để thịt gấc bong khỏi hạt.
Sau đó cho gấc đã đánh nhuyễn vào gạo và trộn thật đều. Chú ý không bóp mạnh tránh để hạt gạo nếp bị nát. Sau đó bạn mang đi đồ khoảng hơn 30 phút xôi chín thì bày ra đĩa và đặt lên mâm cỗ.
Cách luộc gà cúng: Gà cúng bạn nên chọn gà trống, con khoẻ mạnh mắt sáng mào cờ và dựng. Lông gà màu sáng và bóng mượt. Gà sau khi mổ và làm sạch thì dùng dao khứa nhẹ vào cánh gà rồi đan lại làm sao cho hai phần khớp nhau để cánh xoè ra.
Tiếp đó bạn cài đầu gà vào giữ hai cánh rồi lấy dây buộc cố định lại. Nhiều người còn thích buộc gà theo thể bay, quỳ, kiểu gà chầu. Tuy vào phong tục gia đình bạn có thể chọn cách buộc gà khác nhau.
Để chú gà cúng được đẹp mắt bạn nên luộc trong lửa vừa, mở hé vung. Khi nước luộc gà sôi lên thì vớt hết váng bọt, để sôi trong 5 phút rồi tắt bếp.
>>>>>Xem thêm: Chi tiết tứ hành xung tuổi Dần và quy tắc hóa giải chỉ bậc thầy phong thủy mới biết
Sau khi gà luộc đã ráo nước bạn dùng bông tẩm mỡ gà rán hoặc dầu ăn lên phần da gà để gà luộc được bóng đẹp.
Bạn lưu ý không nên cho lòng và tiết gà vào nồi luộc gà lễ.
Trên đây là gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đặc trưng miền Trung đầy đủ và đẹp mắt. Chị em hãy lưu ngay lại để chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo trong ngày cúng 23 tháng Chạp sắp tới nhé.
Xem thêm: Cắm Hoa Bàn Thờ Ngày Tết Thế Nào Chuẩn Phong Thủy? Đừng Làm Điều Này Kẻo Xui Cả Năm