Giao thừa nên thắp hương trong nhà hay ngoài trời trước? Thực hiện đúng các nghi thức cúng giao thừa, gia chủ sẽ nhận được nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới.
Bạn đang đọc: Giao thừa nên thắp hương trong nhà hay ngoài trời trước? Nhớ điều này may mắn cả năm
Contents
1. Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa
Lúc giao thừa, thắp hương trong nhà hay ngoài trời trước? Theo chiết tự Hán Việt, “giao” là thay nhau, xen kẽ nhau; “thừa” là đảm nhận, thi hành. Điều này gắn với tín ngưỡng lâu đời của người Việt nên giao thừa chính là thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới.
Đa số lễ cúng sẽ thực hiện trong khung giờ Tý, tức từ 23h đêm năm cũ đến 1h sáng năm mới. Tùy theo phong tục, một số địa phương có chút thay đổi về thời gian cúng.
Giao thừa là lúc các thành viên trong gia đình cùng sum họp, chia sẻ với nhau chuyện năm cũ đã qua, gửi đến nhau lời chúc tốt đẹp trong năm mới. Theo tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, tập tục cúng giao thừa là để tiễn đưa vị quan hành khiển năm cũ và chào đón vị quan mới tới hạ giới.
Ngoài ra, giao thừa còn được gọi với một tên gọi khác là lễ trừ tịch. Việc thắp hương, cúng tế thời điểm này cũng là nghi thức xua đuổi tà ma để chào đón năm mới bình an.
2. Giao thừa nên thắp hương trong nhà hay ngoài trời trước?
Việc thực hiện đúng trình tự vừa đảm bảo đầy đủ ý nghĩa của lễ cúng giao thừa vừa giữ đúng tín ngưỡng tâm linh. Theo đó, với thắc mắc thắp hương trong nhà hay ngoài trời trước thì gia chủ nên thực hiện thắp hương và cúng ngoài trời trước, trong nhà sau.
Từ hàng ngàn năm trước, dân gian quan niệm có tất cả 12 vị hành khiển và 12 vị thần giúp việc cho các hành khiển (gọi là phán quan). Mỗi vị quan hành khiển sẽ cai trị hạ giới trong một năm và luân phiên trở lại sau 12 năm.
Thời khắc giao thừa là lúc quan hành khiển năm trước bàn giao công việc cho vị quan cai trị năm mới. Lúc đó, việc đi thị sát hạ giới của quan rất bận rộn và vội vã nên không thể vào trong nhà. Vì thế, gia chủ nên thắp hương ngoài trời trước để “nghênh tân, tiễn cựu”, các quan đi qua chứng giám lòng thành.
Sau khi thực hiện xong các nghi lễ ngoài trời, gia chủ thắp hương trong nhà. Nếu nhà bạn có bàn thờ Phật thì nhớ thắp hương tại đó trước khi thắp hương ở bàn thờ gia tiên. Việc thắp hương là lời mời ông bà, tổ tiên, những người đã khuất cùng con cháu chào đón năm mới. Đồng thời, lễ cúng giao thừa cũng là dịp để gia chủ khấn xin cho bản thân và gia đình một năm an khang thịnh vượng.
Tìm hiểu thêm: Sinh ngày 17/5 cung gì? Hãy làm ngay 4 việc này sẽ khỏe như voi chẳng lo bệnh tật
3. Lễ vật thắp hương đêm giao thừa
Bên cạnh băn khoăn giao thừa nên thắp hương trong nhà hay ngoài trời trước thì việc chuẩn bị lễ vật ra sao cũng được nhiều người quan tâm. Đồ cúng trong nhà và đồ cúng ngoài trời có gì khác biệt?
3.1. Lễ vật thắp hương ngoài trời
Lễ vật cần chuẩn bị để thắp hương ngoài trời tương đối đơn giản. Tùy theo mỗi vùng miền mà lễ vật có sự khác biệt với những món đặc trưng. Tuy nhiên, về cơ bản nhất vẫn có ngũ quả, hoa tươi, nhang nến, rượu,… Ở miền Bắc thường có trầu cau, gà trống hoặc chân giò luộc. Với miền Trung và miền Nam thì thịt heo quay, bánh tét,…lại được sử dụng nhiều hơn. Thực hiện thắp hương ở ngoài trời, gia chủ không cần dùng bát hương. Thay vào đó, bạn có thể chuẩn bị một bát gạo hoặc cắm hương trực tiếp vào đồ cúng.
Giao thừa nên thắp hương trong nhà hay ngoài trời trước mới đúng, đến đây chắc hẳn bạn đã biết câu trả lời. Nhưng có một chú ý không thể bỏ qua liên quan đến phương hướng. Theo quan niệm dân gian, gia chủ nên đặt mâm lễ theo hướng Bắc hoặc hướng Đông là tốt nhất. Trường hợp cửa nhà không phải hai hướng này thì bạn cần chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ để đặt mâm.
3.2. Lễ vật thắp hương trong nhà
So với phần lễ vật cúng ngoài trời thì mâm cúng trong nhà cần chuẩn bị cầu kỳ hơn. Hầu hết các gia đình đều làm cỗ mặn để thắp hương giao thừa theo phong tục mỗi địa phương.
-
Miền Bắc: Với hộ gia đình sẽ chuẩn bị 4 bát, 4 đĩa còn đại gia đình sẽ làm lớn hơn (6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa). Một số món phổ biến với mâm cúng của người dân miền Bắc bao gồm: xôi, giò lụa, giò xào, chả nem rán, canh bóng nấu thập cẩm, miến nấu măng,…
-
Miền Trung: Đặc trưng nhất trên mâm cúng của người miền Trung là dưa món. Người dân nơi đây vô cùng ưa chuộng món ăn dân dã này. Ngoài ra, khác với miền Bắc thường sử dụng gà luộc thì miền Trung làm gà bóp rau răm để thắp hương giao thừa. Một số món ăn khác có thể kể đến miến Huế, chả ram, nem lụi,…
-
Miền Nam: Người dân Nam Bộ có xu hướng đơn giản hóa lễ vật thắp hương trong nhà hơn so với hai miền còn lại. Ngày càng nhiều gia đình sắp mâm lễ trái cây, bánh mứt chứ không làm lễ mặn. Nhưng nếu chuẩn bị lễ mặn nhất định không thể thiếu canh khổ qua và thịt kho tàu.
>>>>>Xem thêm: Tuổi Sửu sinh năm bao nhiêu: Dự đoán tử vi trọn đời của người tuổi Sửu
Thực tế, hiện nay các gia đình cũng không quá đặt nặng vấn đề lễ vật như ngày trước. Điều này cũng phù hợp với ý kiến của các chuyên gia phong thủy. Các gia chủ đảm bảo thắp hương ngoài trời trước, trong nhà sau với những lễ vật cơ bản là được. Điều quan trọng hơn cả là tấm lòng, sự thành tâm của bạn các vị Thần linh và ông bà tổ tiên cảm nhận được.
Bất cứ nghi lễ nào cũng mang có ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Sự chuẩn bị tươm tất và chỉn chu là cách để mỗi người bày tỏ sự biết ơn, trân trọng, hiếu thảo đến chư vị Thần linh và các bậc bề trên đã tạ thế. Cũng như việc tìm hiểu giao thừa nên thắp hương trong nhà hay ngoài trời trước dù chỉ là một khía cạnh nhỏ cũng giúp nghi thức được vẹn tròn.
Xem thêm:
- Gạo muối cúng giao thừa ngoài trời xong làm gì cho đúng ? Làm 4 điều sau này hút lộc đầy nhà
- Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Cách bày mâm cúng chuẩn truyền thống