Những điều không phải ai cũng biết về phong tục tập quán Việt Nam

Những điều không phải ai cũng biết về phong tục tập quán Việt Nam
Rate this post

Phong tục tập quán Việt Nam được hiểu là thói quen, chuẩn mực hình thành trong cuộc sống hàng ngày và được lưu truyền từ đời này đến đời khác. Cùng job3s khám phá một số phong tục tập quán tại đây

Bạn đang đọc: Những điều không phải ai cũng biết về phong tục tập quán Việt Nam

1. Phong tục tập quán là gì?

Phong tục tập quán là thuật ngữ để nói về những thói quen mang tính lịch sử được hình thành qua đời sống của con người. Nó đã trở thành chuẩn mực văn hóa được mọi người công nhận và tuân theo. Các chuẩn mực về văn hóa có thể là những quy phạm xã hội mang tính bắt buộc hoặc là mang tính tự nguyện thuộc về quy ước văn hóa với từng thành viên trong cộng đồng xã hội.

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu phong tục, tập quán là các hành vi ứng xử, nề nếp sinh sống và thói quen đời sống của con người được thừa nhận bởi cộng đồng, quần thể và được lưu truyền qua từng thế hệ khác nhau.

2. Nguồn gốc về phong tục tập quán Việt Nam

Không có một nguồn gốc cụ thể nào về phong tục tập quán, nó chỉ là những hành động của con người được ghi lại và ứng dụng vào đời sống xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể xét đến các khía cạnh khác về nguồn gốc liên quan đến phong tục tập quán như sau:

  • Về tự nhiên: Phong tục tập quán phản ánh sự ảnh hưởng của thiên nhiên, khí hậu, địa lý, môi trường sống lên con người.
  • Về lịch sử: Những dấu ấn do con người tạo ra trong lịch sử cũng được tính là phong tục tập quán, nó sẽ ảnh hưởng đến nền văn hóa và kinh tế của thế hệ sau.
  • Tâm linh: Tín ngưỡng và tôn giáo chính là nét đặc trưng trong phong tục tập quán.

3. Những phong tục tập quán tại Việt Nam

Phong tục tập quán Việt Nam rất nhiều nhưng chỉ có một số ngày được chọn làm sự kiện lớn, trọng đại và được người dân hưởng ứng. Dưới đây là một số phong tục, tập quán Việt Nam còn lưu giữ đến ngày nay:

3.1. Lễ Tết – Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt, được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch. Tết cũng là dịp để mọi người sum họp, đoàn viên, chia sẻ niềm vui và mong ước cho năm mới.

Những điều không phải ai cũng biết về phong tục tập quán Việt Nam

Gói bánh trước Tết Nguyên Đán là truyền thống đã có từ bao đời nay

Trước ngày Tết, các gia đình Việt sẽ dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng cây quất, mai hoặc đào, làm bánh chưng hoặc bánh tét, chuẩn bị mâm ngũ quả và lễ vật để cúng ông bà tổ tiên.

Theo quan niệm xưa, Tết Âm lịch được xem là sự khởi đầu cho một chu kỳ mới. Vào những ngày này, mọi người đều đi chúc Tết, xông nhà, lì xì cho trẻ em và người già, đi chùa cầu may mắn và tham gia các hoạt động vui chơi như xem múa lân, múa rồng, đua thuyền hoặc chơi bầu cua…

3.2. Cưới hỏi

Tìm hiểu thêm: Nằm mơ thấy leo cầu thang: Điềm báo sự nghiệp nở rộ hay lụi tàn?

Những điều không phải ai cũng biết về phong tục tập quán Việt Nam
Lễ cưới hỏi trong phong tục tập quán Việt Nam

Bất kỳ dân tộc nào cũng có phong tục cưới hỏi. Đây là sự kiện trọng đại của con người vì nó chỉ có duy nhất một lần. Việc cưới hỏi không chỉ đơn thuần là kết hôn giữa hai người mà còn là việc giao duyên 2 bên gia đình. Mỗi vùng miền sẽ có nhiều lễ nghi khác nhau tuy nhiên sẽ có một vài điểm chung gồm: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ rước dâu và lễ cưới.

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ có những điều cần làm trong phong tục cưới hỏi như: mang quà cưới, trao nhẫn cưới, trao tràng pháo, trao khăn đóng dạ, chúc phúc cho cô dâu và chú rể cùng gia đình hai bên.

3.3. Giỗ tổ Hùng Vương

Vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, mọi người đều cùng nhau thắp hương để tưởng nhớ về các vị vua Hùng – tiền thân của nước Việt Nam. Trong ngày giỗ tổ Hùng Vương, chúng ta sẽ đi cúng ông bà tổ tiên, hành hương đến khu di tích lịch sử Đền Hùng ở Phú Thọ, tham gia những hoạt động vui chơi, văn hóa khác nhau.

3.4. Đưa ông Táo về chầu trời

Từ xưa đến nay, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình Việt lại chuẩn bị nhà bếp sạch sẽ, tươm tất để chuẩn bị mâm cúng ông Táo. Trong lễ cúng luôn có cá chép, đồ vàng mã và một số món ăn được bày biện đẹp mắt để tiễn ông Táo về trời.

3.5. Tục ăn trầu

Những điều không phải ai cũng biết về phong tục tập quán Việt Nam

>>>>>Xem thêm: Sinh năm 1923 tuổi gì? Đời con, cháu ít nhiều sẽ gặp tai họa nếu phạm điều sau

Tục ăn trầu là một trong những phong tục tập quán Việt Nam

Người Việt Nam có câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện. Do đó, miếng trầu tượng trưng như lời chào, sự tôn trọng đối với khách. Ngoài ra, trầu còn là lễ vật luôn có mặt trong các lễ tế gia tiên hay lễ ăn cưới.

Tục ăn trầu được xem là một trong những phong tục tập quán Việt Nam, thể hiện nét văn hóa giữa con người với con người, là biểu tượng cho nếp sinh hoạt độc đáo chỉ có ở Việt Nam.

Tóm lại, phong tục tập quán tại Việt Nam rất phong phú, nó phản ánh sự ảnh hưởng của tự nhiên, lịch sử, tâm linh lên con người. Vì vậy, chúng ta cần gìn giữ, bảo vệ và phát huy những truyền thống văn hóa ấy để không bị mai một về sau. Hy vọng bài viết này của job3s sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục tập quán của nước ta từ bao đời nay.

Tham khảo thêm:

  • Sắm Lễ Tạ Mộ: Nhớ Ngay Những Món Đồ Tuyệt Đối Không Được Thiếu
  • Cúng Ông Táo Mấy Giờ Để Gia Chủ Có Một Năm Mới “Bạc Tiền Rủng Rỉnh”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *