Khẩu nghiệp là gì? Nhắc bạn những điều cần tránh để sống cuộc đời an yên

Khẩu nghiệp là gì? Nhắc bạn những điều cần tránh để sống cuộc đời an yên
Rate this post

Lời nói chính là thứ vũ khí gây hại người khác dễ dàng nhất. Hiểu rõ khẩu nghiệp là gì giúp bạn chọn lọc những lời hay ý đẹp tránh làm tổn thương những người quan trọng. Đồng thời, bạn cũng nhận ra những lời lẽ công kích để tự bảo vệ chính mình.

Bạn đang đọc: Khẩu nghiệp là gì? Nhắc bạn những điều cần tránh để sống cuộc đời an yên

1. Khẩu nghiệp là gì?

“Khẩu nghiệp” được giải thích bằng cách chiết tự có nghĩa là nghiệp chướng do lời nói sinh ra. Khi một người sử dụng những lời lẽ không hay gây hại cho người khác thì sẽ tích nghiệp cho chính mình. Đến một lúc nào đó, những lời từng nói ra sẽ quay lại khiến người ấy lãnh quả báo.

Khẩu nghiệp là gì? Nhắc bạn những điều cần tránh để sống cuộc đời an yên

Khẩu nghiệp gây nên bởi những lời nói có hại đến người khác

Theo Phật Giáo, khẩu nghiệp là một trong những tội lỗi nghiêm trọng nhất mà con người thường mắc phải. Hiểu được khẩu nghiệp là gì sẽ giúp bạn tránh xa điều cấm kỵ này để tích đức giúp cuộc sống bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

2. Khẩu nghiệp là gì và hậu quả ra sao?

Nếu hiểu được khẩu nghiệp là gì thì bạn sẽ không muốn bản thân phạm phải tội lỗi này. Bởi vì khẩu nghiệp sẽ tạo nên báo ứng khủng khiếp ảnh hưởng không chỉ bản thân mà còn những người xung quanh.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ, những quả báo mà người gây khẩu nghiệp sẽ phải gánh đó là:

  • Cô độc: Không ai muốn ở cạnh một người chỉ biết nói lời cay nghiệt. Người vướng vào khẩu nghiệp sẽ đánh mất tình cảm của mọi người. Khi hoạn nạn, không một ai sẵn sàng giúp họ.
  • Bần hèn: Kẻ chỉ biết than trời trách phận thì không thể làm được việc lớn. Nếu tiếp tục thói quen này, cuộc sống ngày càng đi xuống khiến họ rơi vào cảnh bần cùng.
  • Cô đơn: Những người tử tế không ai muốn kết hôn với kẻ suốt ngày chỉ biết khiêu khích, châm chọc người khác. Cần sửa đổi thói quen xấu này nếu không muốn cô đơn đến cuối đời.
  • Khó thăng tiến: Những nịnh thần chỉ được lòng cấp trên trong thời gian ngắn. Sau khi bị phát hiện, kẻ nịnh nọt sẽ đánh mất niềm tin của người khác. Điều này sẽ khiến sự nghiệp trở nên bấp bênh.

Tìm hiểu thêm: Nằm mơ thấy rắn hổ mang: Cẩn trọng ngay nếu bạn thấy điều này

Khẩu nghiệp là gì? Nhắc bạn những điều cần tránh để sống cuộc đời an yên
Sự cô độc mà một trong những quả báo mà khẩu nghiệp mang lại

Xem thêm: Người Tà Dâm Là Gì? Tà Dâm Có Xấu Không? Làm Ngay Điều Này Để Loại Bỏ Tà Dâm

3. Những loại khẩu nghiệp nên tránh

Giáo lý đạo Phật phân chia các loại khẩu nghiệp dựa theo tính chất và mức độ nghiêm trọng. Từ những câu nói “vô thưởng vô phạt” đến lời lẽ ác ý, khẩu nghiệp được chia làm 4 loaụ chính đó là:

3.1. Ác khẩu – Lời lẽ độc ác

Ác khẩu chính là những lời lẽ độc địa thể hiện tâm địa độc ác. Chúng ta có thể thấy những người gây ác khẩu ở khắp mọi nơi. Họ chửi rủa, trút giận, công kích khiến cuộc sống của người khác bị đảo lộn. Có thể nói ác khẩu là tội lỗi nặng nhất trong các loại khẩu nghiệp. Những người thường xuyên buông lời ác ý chỉ để hả hê chắc chắn sẽ có ngày gặp quả báo.

Để không mắc phải ác nghiệp này, bạn cần phải học cách kiểm soát cái “tôi” của mình. Mỗi khi muốn bình luận gì đó, bạn hãy cân nhắc lựa chọn ngôn từ thích hợp để người kia có thể tiếp nhận một cách nhẹ nhàng.

3.2. Vọng ngữ – Lời nói dối trá

Vọng ngữ là những lời nói sai sự thật. Những lời nói dối này có thể lừa gạt người khác. Nhưng một khi bị phát giác, những kẻ dối trá sẽ đánh mất lòng tin của những người xung quanh. Tùy theo việc lời nói dối dẫn đến hậu quả như thế nào, loại khẩu nghiệp này sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Để tránh làm tổn hại đến uy tín bản thân, bạn nên thành thật với lời nói của mình. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nói dối là cần thiết khi mang đến sự tích cực. Lúc này, khẩu nghiệp cũng nhẹ nhàng hơn.

3.3. Ý ngữ – Lời nói xấu

Ý ngữ là những lời thêu dệt để hạ thấp người khác để nâng bản thân lên. Tuy nhiên, trên thực tế thì những lời lẽ này chỉ giúp kẻ nói xấu thỏa mãn trong nhất thời. Chúng không thể giúp kẻ đó trở nên tài giỏi hay tốt đẹp hơn.

Thói quen nói xấu người khác thể hiện sự bất lực. Chính vì không đạt được thứ mình muốn, một người dùng những lời lẽ châm chọc để làm người khác tức giận nhằm xoa dịu cái “tôi” nhỏ bé của mình.

3.4. Lưỡng thiệt – Lời nói đâm thọc

Lưỡng thiệt là những lời nói đâm thọc, ba phải có thể gây hại đến lợi ích của người khác. Những người có thói quen này thường không được lòng của những người xung quanh. Sớm muộn gì những ác nghiệp đã gieo cũng khiến họ trả giá.

Xem thêm bài viết: Phong Long Là Gì? Thực Hiện Ngay Cách Giải Phong Long Đơn Giản, Hiệu Nghiệm Tức Thì

4. Cách tu dưỡng tránh khẩu nghiệp

Lời lẽ tiêu cực xuất phát từ tâm địa không tốt. Để tránh việc gieo khẩu nghiệp, bạn phải làm chủ được tâm tánh của mình. Chỉ cần loại bỏ hoặc giảm nhẹ lòng ghen ghét, bạn sẽ không nói ra những lời không hay.

Khẩu nghiệp là gì? Nhắc bạn những điều cần tránh để sống cuộc đời an yên

>>>>>Xem thêm: Bật mí 18/2 là ngày gì? Dấu mốc lịch sử quan trọng chớ dại mà quên

Hiểu rõ khẩu nghiệp là gì giúp bạn tránh khỏi ác nghiệp này

Mỗi lần cảm thấy bản thân đang nổi giận, bạn cần tập trung vào hơi thở. Hãy hít thật sâu rồi thở ra nhẹ nhàng cho đến khi cơn giận lấng uống. Sau đó, bạn có thể suy nghĩ sáng suốt để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Qua những chia sẻ từ job3s, bạn cũng biết rõ khẩu nghiệp là gì và cách để phòng tránh ác nghiệp này. Nếu cảm thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ đến với bạn bè của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *