Tướng chó xấu không nên nuôi: Chỉ một con cũng đủ phá tài lộc

Tướng chó xấu không nên nuôi: Chỉ một con cũng đủ phá tài lộc
Rate this post

Từ xưa đến nay, chó luôn được miêu tả là loài vật trung thành, canh giữ tài sản cho gia chủ. Tuy nhiên theo phong thủy, một số loại được xếp vào tướng phản chủ, khi nuôi, gia đình sẽ gặp nhiều vận xui. Đâu là những tướng chó xấu không nên nuôi trong nhà để tránh phá tài lộc của gia chủ?

Bạn đang đọc: Tướng chó xấu không nên nuôi: Chỉ một con cũng đủ phá tài lộc

1.Vì sao nên tìm hiểu tướng chó xấu không nên nuôi?

Bên cạnh biểu tượng của con vật trung thành, chó còn được coi là dấu hiệu của may mắn và tài lộc, được ưa chuộng trong nhiều gia đình. Loài vật này không chỉ đảm bảo an ninh cho ngôi nhà mà còn đóng vai trò như bạn đồng hành, bạn dẫn đường và có mối quan hệ đặc biệt với chủ nhân.

Theo phong thủy, tướng chó xấu không nên nuôi có thể thu hút vận xui rủi cho những thành viên trong gia đình, ảnh hưởng đến tài lộc và gây ra những khó khăn không mong muốn. Chính vì vậy, việc lựa chọn loại chó khôn, có tướng đẹp rất quan trọng trước khi nuôi.

Tướng chó xấu không nên nuôi: Chỉ một con cũng đủ phá tài lộc

Bạn cần xem xét tướng chó xấu không nên nuôi để hạn chế rủi ro, mất mát cho gia đình ​

2. Cách xem tướng chó xấu không nên nuôi

Những tướng chó xấu không nên nuôi được xét theo 3 phương diện ngoại hình, sức khỏe và biểu hiện hành vi. Người mua cần quan sát các yếu tố này để lựa chọn được những con vật phù hợp, thu hút may mắn cho ngôi nhà của mình.

2.1. Ngoại hình

Các chuyên gia phong thủy nhận định những tướng chó xấu không nên nuôi thường có đặc điểm ngoại hình như sau:

  • Chó không có đốm trên lưỡi được xem là không thông minh và thích cắn đồ, có thể làm mất đồ của chủ.

  • Chó có đốm trắng ở đuôi thường không nghe lời và không biết giữ nhà, chỉ quan tâm đến việc ăn vụng đồ.

  • Chó cụp đuôi thường hay đi vệ sinh bậy và nhát nên không thể canh giữ tài sản.

  • Chó có đuôi cong về phía bên trái được xem là con vật mang lại xui xẻo cho chủ nhân

  • Chó thường nhe răng, gầm gừ và nhăn mũi có tính cách hung dữ, khó thuần phục.

2.2. Sức khỏe

Những con chó ốm yếu, dị tật hay mắc các căn bệnh nguy hiểm cũng không nên nuôi ở trong nhà. Mầm virus từ con vật có thể lây nhiễm ra người, khiến những thành viên trong gia đình mắc bệnh. Bên cạnh đó, những con chó ốm yếu, dị tật cần tốn nhiều thời gian và chi phí để chăm sóc.

2.3. Biểu hiện, hành vi

Bên cạnh những tướng chó xấu không nên nuôi, người mua cũng cần quan tâm đến những hành vi của các con vật. Chó quá nhút nhát, có tâm lý yếu, không ổn định cũng sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc. Chúng sẽ bỏ chạy mỗi khi thấy người và không để ai chạm vào cơ thể. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng tới sự an toàn mà còn tác động xấu tới sức khỏe của chó.

Ngoài ra, những con chó có thái độ hung hãn, hay gừ người khác nhưng không sủa cũng cần để ý. Đây là biểu hiện của những loài vật có thói quen cắn đối phương, không ngoại trừ chủ nhân và người quen.

3. Tìm hiểu lý do chó cắn chủ

Chó là loài vật trung thành và ít khi có những hành động bạo lực với người chủ của mình. Vì vậy, nếu xảy ra tình trạng chó cắn chủ, bạn cần xem xét những nguyên nhân dưới đây:

  • Chó đang giận dữ: Con vật cũng có cảm xúc như con người. Những con chó không được đối xử tốt hoặc không được huấn luyện sẽ dễ trở nên hung dữ và phản chủ.

  • Giống chó hung hãn: Những loại chó từ khi sinh ra đã có bản tính hung tợn, dọa người như Bullmastiff, Dogo Argentino, Cane Corso, Tibetan Mastiff, Pitbull, Doberman. Người nuôi cần có bản lĩnh, kiến thức và kinh nghiệm để dạy bảo cũng như thuần hóa chúng.

  • Không nuôi chó từ nhỏ: Việc nuôi chó ngay từ khi chúng còn bé không chỉ để con vật quen với cách huấn luyện của bạn mà còn phát triển tình cảm và bản tính trung thành. Chính vì vậy, việc bắt đầu nuôi chó từ 2 tuổi trở lên sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc giáo dục.

  • Huấn luyện sai cách: Việc dạy chó cần được thực hiện theo các lệnh, từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, tư duy và khả năng phản xạ của chúng cũng được rèn luyện để tập trung, ghi nhớ và tuân lệnh hơn so với khi dạy sai phương pháp.

Tìm hiểu thêm: Tuổi Mậu Tý 2008 Bao Nhiêu Tuổi? Cung Gì, Hợp Màu Gì, Hợp Tuổi Nào?

Tướng chó xấu không nên nuôi: Chỉ một con cũng đủ phá tài lộc
Chó cần được chăm sóc, huấn luyện bằng tình yêu thương

4. Các tướng chó phú quý thu hút tài lộc

Song song với tướng chó xấu không nên nuôi, gia chủ cũng nên tham khảo một số loại chó có ngoại hình thu hút tài lộc và may mắn cho các thành viên trong gia đình:

  • Chó có đốm trên lưỡi hoặc lưỡi có màu đen.

  • Chó có xoáy trên lưng, ví dụ như chó Phú Quốc.

  • Chó có tính cách bạo dạn và không nhút nhát.

  • Chó có huyền đề ở chân.

5. Hướng dẫn chăm sóc thú cưng đúng cách

Trước khi bắt đầu nuôi thú cưng, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức về loài chó bạn lựa chọn. Một số thông tin cần thiết có thể kể đến như:

  • Tiêm vacxin: Ngay từ khi còn nhỏ, chó cần được thực hiện tiêm phòng, đặc biệt là ngừa bệnh dại, giun sán hay tiểu đường…

  • Huấn luyện: Bạn nên dạy chó từ khi chúng còn bé vì việc tiếp thu và làm quen sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chủ nhân có thể tham khảo cách dạy bằng đồ ăn thưởng hay các loại dây xích, đồ chơi… Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên tham khảo tại các trường, lớp thú cưng hay những chuyên gia huấn luyện.

Tướng chó xấu không nên nuôi: Chỉ một con cũng đủ phá tài lộc

>>>>>Xem thêm: Soi tướng nốt ruồi ở đầu gối phải phụ nữ: Cả đời không lo toan nếu làm việc này

Chó cần được tiêm vacxin để phòng chống dịch bệnh

6. Chia sẻ kinh nghiệm chọn chó nuôi trong nhà

Sau khi đã biết tướng chó xấu không nên nuôi, bạn cũng cần tham khảo kinh nghiệm khi mua chó, bao gồm:

  • Những con chó khỏe mạnh, năng động, nổi bật nhất trong đàn sẽ dễ nuôi hơn những con ốm yếu.

  • Bạn nên đặt chó vào một chỗ cách ly riêng trong nhà để quan sát và theo dõi tình trạng sức khỏe.

  • Khi mua chó, bạn cần kiểm tra sổ tiêm phòng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh từ động động vật

Trên thực tế, những tướng chó xấu không nên nuôi chưa được xác thực bằng cơ sở khoa học. Tuy nhiên, người mua cần đặc biệt quan sát tình trạng sức khỏe và hành vi để nhận biết con vật khỏe mạnh, không có tính hung hăng, cắn người. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc và huấn luyện cũng rất quan trọng để chó thông minh, nhanh nhẹn hơn cũng như giúp đỡ gia chủ nhiều việc trong cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *