Sát sinh là gì? Được xếp đầu tiên trong ngũ giới, Phật răn dạy chúng ta không được sát sinh. Nghiệp sát sinh sẽ đem lại nỗi đau kéo dài từ kiếp này đến cả kiếp sau là quả báo phải trả cho những gì đã gây nên.
Bạn đang đọc: Sát sinh là gì? Thực hiện điều này hóa giải nghiệp sát sinh nhanh chóng
Contents
1. Tìm hiểu sát sinh là gì?
Sát sinh hay còn gọi là sát sanh, chiết tự theo Hán Việt thì “sát” là giết, “sinh” nghĩa là sự sống, sinh vật hoặc cũng có thể là chúng sinh. Vậy sát sinh là gì? Sát sinh là hành động giết chết mạng sống của chúng sinh khác.
Trong quan niệm của đạo Phật, sinh vật giống như con người, cũng ước mong được sống một kiếp trọn vẹn. Nhưng tư tưởng “vật dụng nhân”, con người đã giết hại động vật phục vụ nhu cầu ăn uống của mình. Việc làm này diễn ra hằng ngày và con người coi đó như chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, dưới góc nhìn Phật giáo, đây là một tội ác, nghiệp sát sinh sẽ nhận về quả báo trong tương lai.
2. Top 5 yếu tố để đánh giá hành động sát sinh
Sau khi biết được sát sinh là gì, chúng ta cùng tìm hiểu 5 yếu tố đánh giá mức độ của hành vi sát sinh.
-
Đối tượng: Mỗi đối tượng khác nhau sẽ tạo nghiệp sát sinh tương ứng. Cụ thể, tội nhẹ nhất là giết hại loài quỷ. Tội nặng tiếp theo là giết động vật. Mức độ kế tiếp là tước đoạt mạng sống con người. Và đối tượng ở mức độ cao nhất là giết hại cha mẹ, các vị A-la-hán và các bậc Thánh khác.
-
Tác ý: Yếu tố này được đánh giá là quan trọng nhất trong 5 yếu tố. Hiểu đơn giản thì đây là mục đích của người thực hiện hành động sát sinh. Mức độ của người cố ý giết người sẽ khác với việc vô tình gây ra cái chết cho ai đó.
-
Nhận thức: Đây là yếu tố xác định người sát sinh có đủ nhận thức về hành vi mình gây ra hay không. Ví dụ, người trí tuệ bình thường sát sinh khác người thiểu năng trí tuệ hoặc mắc bệnh tâm thần tước đoạt mạng sống..
-
Nỗ lực: Có thể hiểu đây là cách dẫn đến hành động giết hại thông qua hành động hoặc ngôn ngữ. Dù chính tay chủ thể hạ sát hay xúi giục người khác, sử dụng vũ khí, thuốc độc, ma thuật,… tất cả đều là nghiệp sát sinh.
-
Kết quả: Căn cứ vào 4 yếu tố nêu trên, để phân định tội ác còn phụ thuộc vào kết quả. Đối tượng chết khác với việc chỉ tổn hại sức khỏe.
3. Quả báo phải nhận khi sát sinh
Sát sinh là gì, hành động này sẽ nhận về quả báo như thế nào? Tước đi quyền sống của chúng sinh là nhân ác nên quả chắc chắn cũng không thể tốt đẹp.
3.1. Lòng nhân từ dần mất đi
Người sát sinh đang tự mình đánh mất sự từ bi, lòng nhân từ vốn có. Thay vào đó, sự sân hận trong họ tăng dần theo thời gian. Như một đồ tể ban đầu hạ dao thấy ghê tay, thương xót loài vật bị giết. Càng về sau, cảm giác đó không còn, họ coi việc giết hại đó như một lẽ đương nhiên của cuộc sống. Lòng trắc ẩn cũng theo đó mà biến mất, chỉ còn lại sân hận tăng tỷ lệ thuận với áp lực công việc.
3.2. Thù oán ngày càng tích tụ
Sinh mạng của chúng sinh không phân biệt đẳng cấp, tất cả đều bình đẳng và quý giá. Khi bị giết hại, đa phần sinh vật đều đau đớn, phẫn uất với những tiếng kêu đầy oán hận. Những hận thù này tác động trực tiếp tới chủ thể thực hiện hành động sát sinh. Sát sinh càng nhiều, oán hận tích tụ càng lớn, đến khi quá nhiều thì không điều gì có thể hóa giải được nghiệp sát sinh.
3.3. Sống đời nghèo hèn, cơ cực
Đức Phật đã từng nhắc đến việc chưa thấy bất cứ ai làm nghề đồ tể mà có cuộc sống giàu sang, phú quý. Kiểm chứng lời này trong thực tiễn, quả nhiên những người hành nghề sát sinh dù có rất nhiều tiền bạc, của cải nhưng dần dần đều tiêu tán hết. Vậy nên tài sản tạo ra bằng cách sát hại các sinh vật đều không được hưởng.
Tìm hiểu thêm: Lưỡng quyền là gì? Xem lưỡng quyền dự đoán vận mệnh con người
4. Có thể hóa giải nghiệp sát sinh không?
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu sát sinh là gì và những quả báo khủng khiếp nghiệp sát sinh gây ra. Quả thực, với người bình thường, vì cuộc sống mưu sinh phải chấp nhận hành nghề đồ tể. Trường hợp này có thể thực hiện một số điều để giảm bớt nghiệp chướng.
4.1. Sám hối
Hãy thường xuyên sám hối để giảm nhẹ những tội lỗi đã gây ra. Cách thức sám hối vô cùng đơn giản. Mỗi tháng vào ngày 14 và 30, bạn tới chùa nghe pháp, xin giới, làm phước, tụng kinh sám hối. Nếu không đến chùa được, bạn có thể sám hối ngay tại bàn thờ Phật tại gia. Đồng thời, bạn nên tích cực tham gia các khóa tu, tìm hiểu về Phật pháp một cách nghiêm túc.
4.2. Phóng sinh
Bản chất của phóng sinh là để kéo dài sự sống cho sinh vật. Hành động này phần nào gia tăng lòng từ bi hỷ xả, tích phước đức giúp tiêu trừ nghiệp sát sinh. Ngoài ra, hành động phóng sinh cũng khiến con vật đó tăng phước báu, không kết oán với chủ thể, tức là bạn không tích tụ thêm nghiệp.
4.3. Thực hành nhân đức
Không nói đâu xa, bạn có thể hóa giải nghiệp sát sinh qua những việc làm rất đỗi bình thường. Đó là cố gắng tuân thủ các giới luật nhiều nhất có thể: không ăn cắp, không lừa dối, hạn chế giết hại sinh vật,… Cùng với đó, bồi đắp lòng vị tha, nhân ái bằng cách lắng nghe, cảm thông và chia sẻ với người khác.
4.4. Hồi hướng công đức
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn đừng quên hồi hướng công đức cho những sinh vật đã bị sát hại. Càng tích cực làm thiện nguyện và hồi hướng công đức bao nhiêu, tội lỗi gây ra càng giảm đi bấy nhiêu.
>>>>>Xem thêm: Thủy Bình là cung gì trong chiêm tinh học? Chòm sao bí ẩn với tính cách khác người
Bài viết vừa gửi đến bạn thông tin giải đáp sát sinh là gì. Sự sống vô cùng quý giá nên hãy trân quý sinh mạng của chính mình cũng như mọi sinh mạng khác. Luôn tâm niệm không sát sinh để bản thân yêu thương chúng sinh nhiều hơn, từ đó xây dựng một xã hội nhân ái, không còn khổ đau như ước mong của Đức Phật.
Xem thêm:
- 10 loại thịt Đức Phật cấm và nghĩa của việc ăn chay trong Phật giáo
- Ý nghĩa ăn chay để làm gì? Bất ngờ về lợi ích theo góc nhìn khoa học và tâm linh