Cúng Thất Là Gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, lễ vật cúng thất tuần

Cúng Thất Là Gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, lễ vật cúng thất tuần
Rate this post

Cúng thất là gì? cúng thất tuần là một nghi lễ quan trọng trong phong tục ma chay của người Việt từ xưa đến nay. Nghi lễ này thể hiện tinh thần “nghĩa tử là nghĩa tận” của người sống dành cho người đã khuất.

Bạn đang đọc: Cúng Thất Là Gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, lễ vật cúng thất tuần

1. Tìm hiểu về cúng thất trong phong tục ma chay

Cúng thất là gì? Trong rất nhiều nghi thức của ma chay có lễ cúng thất tuần. Đến nay vẫn nhiều người chưa hiểu tường tận về nghi thức này.

1.1. Thế nào là cúng thất?

Cúng thất còn được gọi là cúng thất tuần, cúng tuần hoặc cúng 7 ngày do các chư tăng cử hành để siêu độ cho vong linh. Trong những ngày tang lễ, từ người thân, bà con dòng họ tới bạn bè, người quen đều có mặt. Nhưng trong lễ cúng thất thì thường chỉ có người trong gia đình cùng số ít họ hàng thân thuộc.

Trước đây, tất cả các nghi lễ cúng thất đều được cử hành tại chùa. Bởi chùa là nơi các gia đình thường gửi vong để thờ phụng. Nhưng ngày nay, nhiều gia đình tổ chức cúng tuần tại nhà và mời nhà sư tới làm lễ.

1.2. Nguồn gốc của cúng thất

Cúng thất là gì và có nguồn gốc từ đâu? Theo những thông tin được ghi chép từ các nguồn tài liệu, cúng thất tuần xuất phát từ Trung Quốc. Sau đó, lễ cúng thất du nhập vào Việt Nam và được lưu truyền qua nhiều đời cho đến hiện tại.

Cúng Thất Là Gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, lễ vật cúng thất tuần

Cúng thất là gì? Đây là một nghi lễ trong tục ma chay ở Việt Nam

Tương truyền, con người chúng ta ai cũng có phần âm. Sau khi mất, phần linh hồn này vẫn còn tồn tại trong 49 ngày tiếp theo. Và cứ mỗi 7 ngày, linh hồn lại một lần nữa biến rời sinh tử, vô cùng thống khổ. Đặc biệt, nếu người chết vì tự sát thì sau một tuần lại muốn tự sát theo đúng phương thức đó.

Trong một cuốn Kinh Phật đã viết, người thân của người đã khuất tụng kinh niệm Phật, tu tập sám hối sẽ giúp họ giảm bớt thống khổ phải chịu đựng. Nếu người mất không được người thân tu phúc thì phải chịu đau khổ 7 kiếp mới được siêu thoát.

1.3. Ý nghĩa cúng thất

Cúng thất là gì, nghi thức này giúp gì cho người mất? Theo tín ngưỡng, thời gian 7 tuần lễ, cúng tuần giúp người khuất không phải chịu quá nhiều đau đớn từ những hình phạt nghiêm khắc vì những tội lỗi gây ra khi còn sống. Cùng với đó, cúng thất còn giúp người sống tích đức cho chính mình.

Ngoài ra, thực hiện cúng tuần cũng là lúc để mọi người được quây quần bên nhau lần cuối. Bởi 49 ngày sau mất, linh hồn họ vẫn ở nhà và có khả năng cảm nhận tình cảm từ thân nhân. Nếu không cúng, người thân đã khuất vừa phải chịu đói rét vừa oán trách người ở dương gian.

2. Lễ vật cúng tuần gồm những gì?

Hiểu được cúng thất là gì và ý nghĩa của nghi thức này, điều quan trọng không kém là các bước chuẩn bị thực hiện. Các lễ vật cần thiết nhìn chung không quá khác biệt trong từng ngày.

Thông thường, ngày đầu tiên (hay ngày nhập quan) cần chuẩn bị nhiều hơn với một mâm cơm thịnh soạn. Tùy từng nhà mà có thể làm cơm mặn hay cơm chay. Một số lễ vật khác cần phải có là tiền vàng (tối thiểu 15 sấp), quần áo, vàng mã, nhang đèn, rượu, nước, trái cây,…

Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6, các vật phẩm vẫn giữ nguyên như ngày đầu. Mâm cơm cúng cũng không cần quá cầu kỳ, có thể là những món ăn trong bữa cơm hằng ngày của gia đình, miễn sao bày tỏ được lòng thành tâm của mình.

Tìm hiểu thêm: Quẻ số 16 báo hiệu điều gì? Làm ngay việc này nếu không muốn tai họa ập đến

Cúng Thất Là Gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, lễ vật cúng thất tuần
Cần chuẩn bị mâm lễ đầy đủ trong ngày cúng thất

Ngày thứ 7 – ngày cuối cùng trong tuần gọi là ngày rảnh rỗi. Ngày này, gia đình sẽ cúng thất với một mâm cơm đầy đặn hơn. Nhiều gia đình còn tổ chức một bữa tiệc nhỏ với sự góp mặt của họ hàng thân thích để tưởng nhớ người đã khuất. Vào ngày thứ 7, bạn cũng hóa vàng mã và chuẩn bị vàng mã mới để lên bàn thờ.

Những tuần tiếp theo, việc cúng thất được lặp lại tương tự với tuần đầu tiên. Tuy nhiên, ở ngày thứ 7 tuần cuối cùng tức là ngày 49, lễ cúng thất được cử hành trang trọng, tươm tất hơn. Ngoài cúng tại gia, làm lễ ở chùa thì vào ngày này, gia đình cần chuẩn bị thêm lễ vật để cúng ngoài mộ người đã khuất.

3. Một số lưu ý khi làm lễ cúng thất

Chắc hẳn đến đây bạn đã biết thêm nhiều thông tin như cúng thất là gì, chuẩn bị lễ vật ra sao. Hãy ghi nhớ thêm những điều dưới đây để làm lễ cho trọn tình trọn nghĩa với người mất:

  • Nếu làm cơm mặn, tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm, gia vị kiêng kị như thịt chó, tỏi, mắm tôm,… Mâm cơm cúng nên đặt ở một bàn riêng kê cạnh bàn thờ, không được trực tiếp đặt lên bàn thờ hay để dưới đất.

  • Không gian thờ cúng phải được dọn dẹp sạch sẽ mỗi ngày. Vị trí bàn thờ cần theo đúng phong thủy. Khi lau chùi, cẩn thận làm bát hương bị xê dịch.

  • Chỉ được bê mâm cơm cúng xuống khi nhang đã tàn hết.

  • Khi cúng thất, chọn trang phục đơn giản, kín đáo, màu sắc nhã nhặn để thể hiện sự tôn kính với người mất.

  • Việc khấn vái khi cúng thất có thể không cần chuẩn bài khấn. Tuy nhiên, lời khấn nôm phải thành tâm, không đùa giỡn hay nói những điều phạm vào tâm linh. Đặc biệt, lưu ý đọc tên vong linh rõ ràng, rành mạch với âm lượng vừa phải tránh những linh hồn lang thang nghe thấy ghé đến tranh cơm.

  • Khi đốt quần áo, vàng mã, bạn nên đốt từng ít một để đảm bảo chúng bén lửa cháy hết. Theo phong tục, sau khi đốt xong, dùng một chén rượu rưới vào phần tro để người mất nhận được.

  • Trong 49 ngày, nhớ thắp nhang liên tục cho người đã khuất. Nếu bận rộn, không thể ở nhà thay nhang thường xuyên thì chủ động chuyển sang dùng nhang khoanh để thời lượng cháy kéo dài hơn.

Cúng Thất Là Gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, lễ vật cúng thất tuần

>>>>>Xem thêm: Vận mệnh nữ, nam Canh Tý 1960 ra sao? Chi tiết tử vi tuổi Canh Tý 1960 trọn đời

Trong 49 ngày, gia đình cần thắp nhang liên tục cho người mới mất

Trên đây là những thông tin về cúng thất là gì, nguồn gốc, ý nghĩa và các lễ vật cần chuẩn bị cho người mới mất khi cúng thất tuần. Hãy làm mọi thứ bằng tất cả tấm lòng của mình để người thân vừa rời xa dương thế được ấm lòng. Và điều này cũng khiến người còn sống được thanh thản trong tâm.

Xem thêm:

  • Cách đặt gà cúng trên bàn thờ chuẩn nhất, tránh làm sai rước họa
  • 11 điều kiêng kỵ khi đi đám ma, điều số 7 nhiều người mắc phải dễ dẫn đến tai hoạ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *