Gửi vong lên chùa có tốt không? Thường chúng ta sẽ gửi vong lên chùa khi trong nhà có một thai nhi kém may mắn. Vì một lý do nào đó mà bé không thể có mặt trên đời, do đó cần gửi vong nhi lên chùa để làm lễ cầu siêu giúp linh hồn mau được siêu thoát.
Bạn đang đọc: Gửi vong lên chùa có tốt không? Thực hiện những điều này để vong nhi mau siêu thoát
Contents
- 1 1. Gửi vong lên chùa có tốt không?
- 2 2. Những điều nhất định phải làm khi gửi vong nhi lên chùa
- 3 3. Hướng dẫn đặt tên cho vong thai nhi
- 4 4. Gợi ý một số chùa nổi tiếng để gửi vong nhi
- 5 5. Sau khi gửi vong nhi vào chùa có nên cúng ở nhà không?
- 6 6. Cách cúng vong nhi tại nhà
- 7 6. Những lưu ý khi cầu siêu cho vong thai nhi tại nhà
- 8 7. Cách nhận biết vong linh nhi đã siêu thoát
1. Gửi vong lên chùa có tốt không?
Gửi vong lên chùa có tốt không? Gửi vong, cụ thể là gửi vong nhi lên chùa được xem là một nghi lễ rất quan trọng và cần thiết. Nghi lễ này giúp những vong linh của người già, người tha hương và đặc biệt là trẻ em có nơi chốn để đi về (theo phong tục dân gian ta từ xưa đến nay).
Bên cạnh đó, nghi lễ này không chỉ tốt cho vong linh đã khuất, mà còn giúp cho người sống cảm thấy thanh thản, yên lòng hơn trước sự mất mát người thân. Đặc biệt hơn cả, gửi vong lên chùa còn giúp vong linh sớm siêu thoát. Bởi hằng ngày các nhà chùa luôn lập lễ cầu siêu, tụng kinh niệm phật cho các vong linh.
2. Những điều nhất định phải làm khi gửi vong nhi lên chùa
Ngoài thắc mắc về gửi vong lên chùa có tốt không, người thân trong gia đình cũng nên tìm hiểu về một số điều cần làm khi gửi vong nhi lên chùa. Bởi vì ai cũng có một tâm nguyện được lo cho thai nhi đã khuất một nơi tốt đẹp nhất để trú ngụ.
Vì vậy, hãy thực hiện theo những điều sau khi có ý định gửi vong nhi lên chùa:
-
Chuẩn bị bộ sớ đi kèm nội dung: Tên của người thân, cha mẹ, nơi ở hiện tại và lời nguyện cầu mong vong linh sớm siêu thoát.
-
Chuẩn bị bộ vàng mã gồm: Mũ mã, quần áo, hài trẻ con,… để đốt cho vong linh thai nhi
-
Một chút tiền công đức: Tiền này gửi đến chùa thay cho lời cảm tạ các sư thầy và nhà chùa sau khi thực hiện nghi lễ gửi vong lên chùa xong.
Ngoài ra, mọi nghi lễ đòi hỏi cha mẹ và người thân đều phải thực hiện bằng tấm chân tình. Một lòng một dạ cầu mong giọt máu của mình sẽ đến một nơi tốt đẹp hơn, thì các vong linh mới cảm nhận được và mau chóng siêu thoát.
3. Hướng dẫn đặt tên cho vong thai nhi
Đặt tên cho vong nhi là một việc làm rất cần thiết, thể hiện sự trân trọng của người nhà và cha mẹ dành cho em bé đã mất. Không những thế, việc làm này còn thể hiện được sự lưu luyến của người thân, muốn xem em bé như một thành viên trong gia đình.
Vậy nên đặt tên cho vong nhi như thế nào là hợp lý? Thật ra đây là một việc không quá phức tạp, chỉ cần giữ nguyên cái tên gia đình định đặt cho trẻ trước khi chào đời là được. Nếu vong linh chưa được định sẵn tên, cha mẹ cũng có thể đặt theo cái tên mà bản thân yêu thích từ lâu nhưng chưa từng sử dụng.
Việc làm này không cần quá cầu kỳ, chỉ cần cha mẹ và người thân thành tâm thì nhất định vong linh sẽ cảm nhận được. Ngoài ra, có một số gia đình mong muốn được lập bàn thờ cho thai nhi. Tuy nhiên, thai nhi là một vong linh nhỏ bé cần được gửi lên chùa để thờ cúng chu đáo và đúng thủ tục nhất.
Tại những ngôi chùa mà vong linh được gửi tới, các thầy sư sẽ ngày ngày niệm phật tụng kinh cầu cho vong mau siêu thoát. Từ đó, vong nhi sẽ được dẫn lối để tìm được nơi chốn thanh tịnh, bình an khác.
4. Gợi ý một số chùa nổi tiếng để gửi vong nhi
Gửi vong lên chùa có tốt không và nên gửi ở đâu? Có rất nhiều ngôi chùa ở trên mọi miền đất nước luôn mở rộng cánh cửa để đón nhận những vong nhi kém may mắn. Trong số đó, những ngôi chùa nổi tiếng sau đây thường được nhiều người gửi gắm:
-
Chùa Từ Quan tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
-
Chùa Phổ Linh tọa lạc tại phố Đặng Thai Mai.
-
Chùa Quán Sứ.
-
Chùa Sở Thuộc (hoặc Phúc Khánh) tại quận Đống Đa, Hà Nội.
-
Chùa Tâm Giác nằm ở 32 Lý Thái Tổ, Đà Nẵng.
Ngoài ra, còn rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác mà nhiều gia đình lựa chọn để gửi vong. Các bậc cha mẹ cũng có thể tham khảo các sư thầy, các chùa gần khu vực sinh sống để thuận tiện cho việc thực hiện nghi lễ vào mồng một và ngày rằm.
Tìm hiểu thêm: 33+ cách đặt tên con tuổi Mùi may mắn cả đời, giàu sang phú quý
5. Sau khi gửi vong nhi vào chùa có nên cúng ở nhà không?
Vong linh nói chung và vong linh nhi nói riêng nhìn chung là những người thân, có nhân duyên với chúng ta. Vì thế, sau khi mất, họ thường có tâm lưu luyến, tiếc nuối nên sẽ hay trở về nhà với mong muốn đoàn tụ với người thân. Theo quan điểm của đạo Phật, vong không đi đầu thai để tái sinh là điều không tốt.
Cho nên, khi đã biết gửi vong lên chùa có tốt không, bạn cần nên biết cách cúng vong tại nhà nhằm giúp cho vong nhi sớm siêu thoát, sớm hóa kiếp thành người mới để được an nhàn, thảnh thơi. Đồng thời, hành động này sẽ giúp cho cha mẹ, những người có ý định bỏ thai hoặc bị sảy thai sẽ bớt đi cảm giác tội lỗi, thương nhớ con cái.
6. Cách cúng vong nhi tại nhà
Để vong sớm siêu thoát, các gia đình nên tham khảo cách cúng vong tại nhà ngay sau đây. Bằng tấm lòng và sự thành tâm, hãy giúp cho vong linh của người thân, của em bé chưa trào đời,… được cảm thấy yêu thương và an ủi.
6.1. Những món đồ cần chuẩn bị
Trước khi tiến hành cúng cầu siêu cho vong nhi, bạn nên sắm sửa những món đồ mà trẻ còn thích như: bánh kẹo, sữa, nước ngọt, đồ chơi, quần áo,… Bên cạnh đó là những vật dụng cơ bản như sau:
- Hoa tươi, trái cây tươi.
- Một ít giấy tiền vàng mã, không nên dùng quá nhiều.
- Nhang, 2 chung đèn cầy ly.
- Một ly rượu.
6.2. Cách bày cúng
Nếu gia đình bạn có bàn thờ Phật thì đặt bàn lễ trước bàn thờ Phật. Trường hợp không có bàn thờ Phật thì bạn đặt trước bàn thờ gia tiên. Còn nếu gia đình bạn không thờ Phật hay tổ tiên thì chỉ cần đặt bàn cúng tại nơi thông thoáng, trang nghiêm để tiến hành làm lễ.
6.3. Bài khấn cầu siêu cho thai nhi tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con cúi lạy Đức Phật Di Đà.
Con cúi lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con cúi lạy Địa tạng vương Bồ tát
Xin chứng giám cho con tên họ, pháp danh (nếu có), tuổi. Trước đây do những sai lầm trong vô minh, con đã từng lỡ dại phá bỏ thai nhi (hoặc sơ sẩy bị hư thai), nên đã cố ý hoặc vô tình từ chối sự hiện diện của con mình mà không hề biết sự đau khổ của các con. Bây giờ được học Phật pháp, con đã hiểu rõ và tin vào Nhân Quả, con rất ăn năn hối hận về những việc mình đã làm với con của mình.
Nay con xin thành tâm sám hối tất cả những tội lỗi mà con đã tạo tác.
Con của mẹ! Mẹ đã nhận ra những lỗi lầm đã khiến con không có mặt trên đời. Mẹ biết con đang thương nhớ hoặc oán hận cha mẹ. Bây giờ, tâm mẹ rất hối hận nhưng không biết làm sao chuộc lỗi để con tha thứ cho mẹ. Đồng thời, con thanh thản tái sinh vào cảnh giới an lành.
Vì thế, hôm nay, ngày… tháng… năm… Mẹ có lập bàn lễ với hương hoa, trái cây và những món con thích. Mong con về thọ thực và nghe kinh kệ ở chùa, sớm xóa bỏ oán hận mà siêu thoát, được tái sinh vào ngôi nhà nhiều phước lành để cuộc sống được tốt đẹp hơn.
Sau đó, bạn có thể đọc bài kinh A Di Đà hoặc chú Đại Bi, Chú Vãng Sanh. Số lần đọc tùy vào thời gian của bạn.
Khi xong nghi lễ, bạn đốt giấy tiền và dọn dẹp. Bánh trái cây có thể để trong 49 ngày. Sau đó nên dùng, không nên bỏ đi sẽ lãng phí.
* Lưu ý: Đây là bài cúng dành riêng cho vong nhi. Đối với vong linh của người thân khác như ông bà,… gia đình cần tham khảo bài cúng khác sao cho phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Tuổi Tỵ Hợp Cây Gì? Muốn thu hút tài lộc, may mắn không thể bỏ qua loại cây này
6. Những lưu ý khi cầu siêu cho vong thai nhi tại nhà
Nhìn chung, gửi vong lên chùa có tốt không? Đó là điều nên làm, song song với đó bạn cần phải cúng thêm tại nhà càng sớm càng tốt. Điều này sẽ sớm xoa dịu cơn nóng giận và sự oán hận của vong linh đối với cha mẹ của mình.
- Nên thành tâm trong buổi lễ, ăn mặc kín đáo, gọn gàng.
- Không được khóc trong buổi lễ vì tiếng khóc sẽ khiến đứa trẻ bị níu kéo, không giải thoát được.
- Không nên cúng đồ mặn, sát sanh cho buổi lễ đó vì như thế, nghiệp xấu sẽ ảnh hưởng lên đứa trẻ.
- Ngoài cúng vong thì bạn nên thường xuyên phóng sanh, tốt nhất nên ra chợ hay đến trực tiếp lò mổ để mua con vật. Nên thả đúng quy định.
- Bên cạnh đó, nên làm việc thiện, bố thí thường xuyên trong khả năng tài chính có thể. Sau khi làm những việc thiện thì hồi hướng phước lành cho vong linh để nương theo phước đức mà đứa trẻ có thể siêu thoát.
- Bạn tránh không nên phá thai hay sảy thai lần nữa. Như thế oán sẽ kết oán, đời sống khó được bình yên, thanh thản.
- Thường xuyên đến chùa gửi cúng vong linh thắp nhang để vong bớt cảm thấy cô đơn, tủi thân.
- Tuyệt đối không nên dùng bùa chú yểm vong, như thế sẽ ảnh hưởng xấu đến vong và làm cho vong sinh tâm sân hận.
7. Cách nhận biết vong linh nhi đã siêu thoát
Ngoài vấn đề gửi vong lên chùa có tốt không, gia đình có thể tham khảo một số dấu hiệu mà vong linh nhi đã siêu thoát như:
- Tâm trạng cảm thấy nhẹ nhàng, bình an hơn.
- Không khí gia đình trở nên vui vẻ, dễ chịu.
- Sức khỏe tốt, ít bệnh tật, công ăn việc làm tiến triển.
- Trẻ con thích đến gần.
- Đời sống vợ chồng hạnh phúc.
Vậy là job3s đã giải đáp cụ thể về thắc mắc gửi vong lên chùa có tốt không? Đây là một việc hoàn toàn cần thiết giúp vong linh có nơi chốn bình an để đi về. Đồng thời, nhờ sự quan tâm chăm sóc chu đáo và được niệm phật tụng kinh mỗi ngày từ các sư thầy, vong linh sẽ sớm được siêu thoát đi đến kiếp mới tốt đẹp hơn.