Năm nay Thanh Minh vào ngày nào? Tại các quốc gia, lãnh thổ phương Đông, tiết Thanh Minh được xem như một trong 24 tiết khí quan trọng trong trời đất. Tiết này thường không có ngày cố định mà thường diễn ra sau khi tiết Xuân Phân kết thúc, mỗi năm mỗi khác. Bạn biết năm nay Thanh Minh vào ngày nào chưa, cùng job3s đi tìm câu trả lời ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Năm nay Thanh Minh vào ngày nào: Nhanh chóng sắp xếp đi tảo mộ người quá cố
Contents
1. Năm nay Thanh Minh vào ngày nào?
Năm nay Thanh Minh vào ngày nào? Tiết Thanh Minh về mặt nghĩa đen được hiểu là kiểu không khí trong lành, sáng sủa, tiết trời mát mẻ, quang đãng, dễ chịu. Tiết này diễn ra ngay sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau Đông Chí 105 ngày, liền kề với tiết Xuân Phân.
Theo quy ước, nó sẽ bắt đầu từ khoảng ngày 4 hoặc ngày 5 của tháng 4 Dương lịch hàng năm. Sau đó, nó kéo dài trong 15 – 16 ngày rồi kết thúc lúc 20 hay 21 tháng 4 Dương lịch.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi năm nay Thanh Minh vào ngày nào bạn có thể đối chiếu 2 lịch âm dương. Theo lịch dương, đương nhiên Thanh Minh tổ chức vào ngày 4, ngày 5 tháng 4 năm 2024.
Tương ứng, năm nay Thanh Minh vào ngày nào theo lịch Âm? Thanh Minh chính là ngày 26 hoặc 27 tháng 2 năm 2024 tính theo lịch Vạn niên của người Á Đông. Nhằm vào các ngày Mậu Tuất/Kỷ Hợi, tháng Đinh Mão, năm Giáp Thìn.
Ông bà xưa chọn ngày này làm tiết Thanh Minh vì thời tiết bắt đầu chuyển sang ấm dần, mưa có dấu hiệu nhiều hơn. Cây cỏ phát triển mạnh mẽ trùm phủ lên những ngôi mộ, đất đá sụt lún sẽ khiến mộ dễ bị lở, trôi tuột đi.
Con cháu vì nhớ ơn, hiếu kính với cội nguồn mà nhất định phải săn sóc lại mộ phần, chỉnh trang cho tử tế. Chính vì vậy, người ta thống nhất chọn ngày đầu tiên sau khi chấm dứt tiết Xuân Phân để thực hiện công việc này.
2. Giải mã nguồn gốc, ý nghĩa sâu sắc của tết Thanh Minh
Tất cả những ai mang dòng máu người Việt đều biết đến ngày tết Thanh Minh vô cùng quan trọng này. Tuy nhiên bên cạnh thông tin năm nay Thanh Minh vào ngày nào đã mấy ai có thể hiểu rõ xuất xứ, nguồn gốc hay ý nghĩa thực sự đầy đủ về tết Thanh Minh?
2.1. Nguồn gốc, xuất xứ
Thời còn ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn ai cũng đã từng đọc, học qua bài thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong thơ có nói:
“Thanh Minh trong tiết tháng 3,
Lễ là Tảo Mộ, hội là Đạp Thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.”
Điều này cho thấy, tết Thanh Minh đã xuất hiện và tồn tại từ thời rất xa xưa. Thậm chí nó còn được tổ tiên, ông bà ta xem trọng hơn bây giờ rất nhiều. Không khí ngày lễ này khi ấy cực nhộn nhịp, náo nhiệt, ai ai cũng ra đường “sắm sửa”, dạo quanh nghĩa trang dọn dẹp.
Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí bắt nguồn từ quan niệm tính thời gian dựa trên tiết trời của phương Đông. Hầu như mọi quốc gia thuộc khu vực này đều có tổ chức ngày tết Thanh Minh, nhưng phong tục mỗi nơi mỗi khác.
2.2. Ý nghĩa ngày lễ
Năm nay Thanh Minh vào ngày nào, ý nghĩa của ngày tết này là gì? Tết Thanh Minh có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Ngày lễ được thiết lập như dịp để con cháu cùng ngồi tưởng nhớ lại công lao, ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên.
Theo các chuyên gia về văn hóa dân gian, Thanh Minh cũng thể hiện rõ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Nó mang đậm nét đẹp thiêng liêng của một phong tục, tập quán truyền thống đã in sâu trong tiềm thức mỗi người Việt.
Thanh Minh gắn liền với đạo đức, lối sống cũng như bổn phận muôn đời của dân tộc Việt Nam. Không có bất cứ ai bị bỏ lại trong cô đơn dù người đó đã trở thành quá cố.
Đây cũng được ví như một ngày giỗ lớn, giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp ơn đức các thế hệ đi trước. Có nhiều người vì mất quá lâu nên không còn được tổ chức giỗ oải. Và ngày tết Thanh Minh, người ta sẽ nhắc nhớ lại tất cả để tỏ lòng biết ơn sinh thành, tạo dựng của tổ tiên.
Tết Thanh Minh gần giống với tết Hàn Thực, thế nhưng đây là 2 ngày lễ tết riêng trong văn hóa Việt Nam. Trong khi Thanh Minh diễn ra vào tháng 4 Dương lịch thì Hàn Thực lại thường rơi vào khoảng tháng 3 âm lịch.
Mặc dù cả 2 đều mang ý nghĩa tôn vinh, tưởng ơn nghĩa những người đã khuất, song nghi lễ lại hoàn toàn khác biệt. Nếu tết Hàn Thực chỉ được xem như dịp cúng ông bà, tổ tiên trong nhà, thì Thanh Minh mở rộng phạm vi ra toàn họ hàng, dòng tộc.
3. Người ta thường làm gì trong ngày Thanh Minh?
Biết được năm nay Thanh Minh vào ngày nào, bạn nhất định phải thực hiện những hành động cụ thể như sau:
3.1. Đi tảo mộ
Việc đầu tiên mà con cháu làm trong tết Thanh Minh đó là đi tảo mộ, dọn dẹp mộ phần của người đã khuất. Đây được xem như một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong ngày lễ này.
Theo đó, mọi người trong gia đình dù ở đâu xa cũng sẽ sắp xếp trở về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Sau đó, tất cả tập trung lại đến nghĩa trang, nhà mồ để lau chùi, làm cỏ và trang trí mồ mả cho sạch gọn.
Trong phong tục người Việt, mộ phần giống như nhà ở của người quá cố. Vì vậy, tảo mộ chính là dọn dẹp nơi ở cho người quá cố, thể hiện sự tưởng nhớ đến họ, chưa bao giờ quên ơn sinh thành của họ.
3.2. Bày biện cúng bái
Năm nay Thanh Minh vào ngày nào, nên cúng lễ như thế nào? Thủ tục tảo mộ cũng đi kèm với cúng bái bánh trái, trà nước, thắp hương, cầu nguyện trước mộ phần. Việc này giống như một cách gọi người quá cố quay về chứng kiến lòng thành của con cháu và thụ hưởng phước lộc.
Không chỉ cúng ngoài mộ phần mà còn bày biện mâm cúng đầy đủ ngay trong nhà, trước bàn thờ gia tiên. Mỗi nơi có cách khấn vái riêng, gia chủ, trưởng tộc chính là người đại diện đứng ra khấn vái.
Mỗi vùng miền lại có cách cúng bái riêng, có nơi cúng mâm cơm chay, có nơi làm cơm mặn. Nhưng đa phần lúc nào trong mâm cúng cũng có những loại thức ăn xôi chè, trái cây, hoa, bánh,… càng tươi càng tốt.
3.3. Tụ họp gia đình
Trong ngày tết Thanh Minh, người ta cũng tụ họp lại ngồi cùng nhau trò chuyện, nhắc kể chuyện xưa bên cạnh mộ phần. Đó là những kỷ niệm, hồi ức đã từng diễn ra cùng người quá cố hoặc tâm sự những điều của hiện tại.
Đây cũng là cách con cháu muốn làm cho không gian xung quanh mộ phần đỡ phần hiu quạnh, lạnh lẽo hơn. Dân gian ta quan niệm tụ họp bên mộ phần ăn uống vui vẻ thể hiện lòng lúc nào cũng tưởng nhớ về tổ tiên.
Tìm hiểu thêm: Cung Bảo Bình có giàu không? Tưởng bình thường hoá ra là đại gia ngầm
4. Những việc nên và không nên làm trong tết Thanh Minh bạn đừng quên
Năm nay Thanh Minh vào ngày nào, nên làm gì và nên kiêng gì? Dịp lễ tết Thanh Minh, bạn cần lưu ý nên/kiêng làm những việc sau đây để tránh gặp họa theo quan niệm tâm linh:
4.1. Việc nên làm
-
Đi tảo mộ, thăm viếng mộ phần, thực hiện những nghi lễ tôn vinh ông bà, tổ tiên.
-
Cúng tế, thắp hương trịnh trọng, nghiêm túc.
-
Dọn dẹp, lau chùi mộ phần, bàn thờ gia tiên, nhà cửa cho trang nghiêm, sạch sẽ.
-
Chia sẻ chân thành cùng người thân cũng như gia đình từ việc làm lụng, nấu nướng, dọn dẹp hay ăn uống.
4.2. Việc không nên
-
Không gộp chung ngày tết Thanh Minh với những ngày như mừng thọ, sinh nhật, cưới xin của người sống. Đây được xem là điều không may mắn đem lại xui rủi cho những người còn tại thế.
-
Không thực hiện các hoạt động vui chơi, giải trí tiêu cực tránh làm mất ý nghĩa tôn quý của ngày này. Chẳng hạn như tổ chức đánh bạc, karaoke, những sự kiện âm nhạc ồn ào, không phù hợp với không khí trang trọng.
-
Không đùa giỡn, cười cợt khi đang đi tảo mộ tại nghĩa trang, không tác động hay làm ảnh hưởng đến mộ phần xung quanh.
5. Tết Thanh Minh năm nay người lao động có được nghỉ hay không?
Theo điều số 112 của Bộ luật Lao động ban hành năm 2019, Nhà nước có quy định, chỉ có những ngày lễ sau người lao động mới được phép nghỉ làm việc và hưởng lương nguyên ngày như một ngày đi làm bình thường. Cụ thể:
-
Tết Dương lịch (01/01 hàng năm).
-
Tết Âm lịch (tết Nguyên Đán của dân tộc).
-
Ngày chiến thắng lịch sử của Tổ quốc (30/4).
-
Ngày quốc tế dành cho những đối tượng người lao động (01/5).
-
Ngày lễ Quốc khánh, khai sinh ra nước Việt Nam DCCH (02/9).
-
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, tưởng nhớ các vì vua đã tạo dựng nên đất nước (mùng 10 tháng 3 Âm lịch).
Như vậy, trong số các ngày nghỉ lễ tết này, người lao động hoàn toàn không được nghỉ vào ngày tết Thanh Minh. Mặc dù có ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tâm linh người Việt, nhưng Thanh Minh vẫn chưa được xét duyệt.
Nếu Thanh Minh rơi vào các ngày như thứ 7, Chủ Nhật thì bạn có thể sắp xếp công việc để quay về tham dự. Thế nhưng khi không thể nghỉ theo quy định chính quy, thì bạn vẫn có thể tưởng nhớ tại nhà, không cần quá câu nệ. Vì lòng thành kính, biết ơn và luôn nhớ về cội nguồn không cần thể hiện qua bên ngoài vẫn được tổ tiên chứng giám.
>>>>>Xem thêm: Ngày 22/2 là ngày gì? Hiểu đúng ý nghĩa ngày 22/2 để vận may kéo tới
Tuy không được xem là ngày lễ lớn nhưng tết Thanh Minh lại mang một nét đẹp văn hóa tâm linh to lớn của người Việt Nam. Vào ngày này, nếu không thực sự vướng bận điều gì quá cấp bách, các con cháu thường sẽ quay về với gia đình.
Cập nhật chính xác năm nay Thanh Minh vào ngày nào rồi, ngay bây giờ bạn hãy sắp xếp công việc riêng của bản thân. Sau đó cùng nhau đi tảo mộ, cúng bái tổ tiên, ông bà để thể hiện đúng giá trị tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta từ xưa đã răn dạy.
Xem thêm:
- Tết Thanh Minh Và Những Điều Cần Biết Tránh Hậu Họa Sau Này
- Ý Nghĩa Ngày Thanh Minh Và Những Việc Tuyệt Đối Không Được Quên Để Tỏ Lòng Thành Kính