Dân gian truyền tai nhau rằng nếu ngày đưa ông Táo về trời được thực hiện đúng nghi lễ, gia chủ sẽ có một năm sung túc, tài lộc dồi dào, gia đạo êm ấm. Đây cũng là một trong những tục lệ không thể thiếu trong những ngày cận Tết, thể hiện nét văn hoá tín ngưỡng độc đáo của người Việt.
Bạn đang đọc: Ngày đưa ông Táo về trời – Cúng đúng cách để bếp nhà ấm no, được trời ban lộc
- 3.1.1. Mâm cỗ miền Nam
Contents
1. Ngày đưa ông Táo về trời là ngày nào?
Cúng ông Công ông Táo là một trong những nghi lễ quan trọng của nước ta trước dịp Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống dân gian Việt Nam, 23 tháng Chạp (tức 23/12 Âm lịch) hằng năm là ngày đưa ông Táo về trời.
Vào ngày này, mỗi gia đình sẽ tất bật chuẩn bị một mâm cúng. Họ tin rằng nếu có mâm lễ chỉn chu, ông Táo sẽ bẩm báo với Ngọc hoàng những điều tốt đẹp sau một năm theo dõi, ghi chép lại các hoạt động của gia đình.
2. Sự tích ngày đưa ông Táo về trời
Hiện nay có nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc Táo quân. Nhìn chung, những câu chuyện này đều liên quan đến 2 ông 1 bà. Truyền thuyết xa xưa kể rằng có 2 vợ chồng nhà nọ là Trọng Cao và Thị Nhi. Dù đã lấy nhau một thời gian nhưng vẫn chưa có con nên sinh ra buồn phiền, thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã.
Một hôm, Trọng Cao vì giận quá đã đánh vợ. Bực mình, người vợ bỏ nhà đi. Sau đó, Thị Nhi gặp người đàn ông khác là Phạm Lang. Cả 2 nhanh chóng nên duyên vợ chồng.
Khi hết giận, Trọng Cao đi tìm vợ khắp nơi để xin lỗi nhưng không thấy. Do hết tiền, ông đành hành khất lần hồi. Một hôm, gia đình Phạm Lang đang cúng đốt mã ngoài sân thì có một người hành khất vào xin ăn. Thị Nhi nhận ra Trọng Cao – chồng cũ, thương tình và đem gạo, tiền ra cho.
Tuy nhiên, hành động này của Thị Nhi bị Phạm Lang nghi ngờ. Vì quá xấu hổ, người vợ đã nhảy vào đống lửa tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa nên cũng lao vào lửa chết theo. Mặt khác, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy vào đám lửa.
Một đoạn tích khác kể rằng khi ở nhà, Thị Nhi gặp một người hành khất đến xin ăn. Bà nhận ra chồng cũ, 2 người ôm nhau mừng tủi. Đúng lúc này, Phạm Lang đi làm về. Do cuống quýt, Thị Nhi đã nói Trọng Cao nhảy vào đống rơm trốn.
Lúc sau, Phạm Lang không biết có người trong đống rơm nên thiêu lửa đốt đống rơm đó để đi làm đồng. Thị Nhi thấy vậy, nghĩ do mình liền lao vào đống lửa chết cháy cùng chồng cũ. Vì quá yêu vợ, Phạm Lang cũng nhảy theo.
Thấy 3 người đều sống có tình, có nghĩa, ông trời đã phong cho làm Táo quân, mỗi người đảm nhận một nhiệm vụ riêng. Trong đó, Trọng Cao là Thổ địa trông nom việc trong nhà, Phạm Lang là Thổ công trông nom việc trong bếp và Thị Nhi là Thổ kỳ trông coi việc chợ búa. Từ đó, dân gian đã lập bàn thờ trong bếp để 3 người cùng cai quản việc bếp núc trong gia đình.
3. Tục lệ cúng ông Công ông Táo của người Việt
Cúng ông Công ông Táo là một trong những tục lệ độc đáo của người Việt. Không rõ nghi lễ này có từ bao giờ, cứ hễ đến ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà người người lại sửa soạn bàn thờ, chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn, đôi ba con cá chép tiễn ông Táo về trời.
3.1. Mâm cỗ cúng
Tuỳ vào vùng miền, mâm cỗ ngày đưa ông Táo về trời có những điểm khác biệt riêng. Điều này vừa thể hiện tín ngưỡng, vừa cho thấy nếp sinh hoạt của người dân địa phương.
Mâm cỗ miền Nam
Mâm cúng ông Công ông Táo của người dân miền Nam thường có kẹo thèo lèo, đĩa lạc rang và bộ “cò bay, ngựa nhảy”. Bên cạnh đó, họ còn chuẩn bị thêm các món chè, xôi hoặc đơn giản là mâm trái cây tươi. Nhìn chung, mâm cỗ trong ngày đưa ông Táo về trời của người dân miền Nam có các món như sau:
- Gà luộc hoặc gà quay
- Thịt heo luộc
- Đĩa rau xào
- Giò heo
- Xôi gấc
- Củ cải, củ kiệu muối
- Canh mọc
- Trái cây tươi
- Trầu cau
- Rượu, trà
Mâm cỗ miền Bắc
Mâm cỗ cúng ngày ông Công ông Táo của người dân miền Bắc thường có các món sau:
- Gà luộc
- Chân giò hoặc thịt lợn luộc
- Giò lợn
- Xôi hoặc bánh chưng
- Rau xào thập cẩm
- Bát canh măng
- Đĩa chè đậu kho, chè trôi nước hoặc chè bà cốt
- Lá trầu, quả cau
- Hoa quả
- Gạo, muối
- Rượu nếp
Ngày nay, các gia đình hiện đại đã thay đổi hoặc giản lược một số món để phù hợp với khẩu vị và tiết kiệm thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, các món truyền thống như nem rán, gà luộc, bánh chưng… vẫn không thể thiếu trên mâm cỗ cúng ngày đưa ông Táo về trời.
Mâm cỗ miền Trung
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người miền Trung có nhiều điểm tương đồng với mâm cúng của người miền Bắc và miền Nam, bao gồm một số món quen thuộc như nem rán (ram), thịt luộc, cơm, canh, gà luộc, xôi chè…
Điểm khác biệt của tục cúng Táo quân miền Trung là người dân không thả cá chép, cúng áo mũ vàng mã như miền Bắc hay “cò bay ngựa nhảy” như miền Nam. Thay vào đó, họ dâng lên một con ngựa bằng giấy và đốt vàng mã cho các vị thần linh.
3.2. Cách cúng
Thứ tự cúng ngày đưa ông Táo về trời như sau:
-
Chuẩn bị đầy đủ mâm cỗ cùng một số lễ vật như tiền vàng, mũ 3 ông, cá chép…
-
Thắp hương, đọc văn khấn
-
Đợi hương tàn rồi thắp thêm 1 tuần hương nữa
-
Tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép
4. Giờ cúng ông Công ông Táo
Theo phong thuỷ, lễ cúng phải thực hiện trước khi ông Táo bay về trời, tức là trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Một số khung giờ tốt, phù hợp để cúng ông Táo bao gồm:
-
Ngày 21 tháng Chạp: giờ Dậu (17h – 19h), giờ Thân (15h – 17h), giờ Mão (5h – 7h)
-
Ngày 23 tháng Chạp: giờ Thìn (7h – 9h), giờ Tỵ (9h – 11h)
5. Văn khấn ông Công ông Táo
Khi tìm hiểu ngày đưa ông Táo về trời là ngày gì, nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề văn khấn. Văn khấn được đọc trước khi cúng cỗ. Người thực hiện phải đọc to, rõ ràng và thành tâm để thể hiện sự thành kính của tín chủ.
Tham khảo văn khấn ông Công ông Táo tại đây
6. Những điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo
Bên cạnh chuẩn bị mâm cỗ tươm tất, văn khấn chu đáo, bạn cũng cần lưu ý một số điều kiêng kỵ khi cúng ngày đưa ông Táo về trời, bao gồm:
-
Trước khi cúng, đọc văn khấn, người thực hiện (thường là chủ gia đình) phải tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo lịch sự
-
Đọc văn khấn với thái độ nghiêm túc, thành tâm
-
Chỉ nên xin Táo báo cáo những điều tốt đẹp trong năm, tránh cầu xin tiền tài, danh vọng
-
Thả cá chép sát mặt nước, tuyệt đối không được thả cá chép từ trên cao
-
Không đặt mâm cúng dưới bếp
Tìm hiểu thêm: Thắp hương ngày rằm vào giờ nào? Dâng lễ giờ này tha hồ lộc lá đầy nhà
7. Các câu hỏi liên quan đến ngày đưa ông Táo về trời
Trong quá trình chuẩn bị cho ngày đưa ông Táo về trời, chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi một số thắc mắc liên quan. Việc lý giải những câu hỏi này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nét văn hoá độc đáo của người Việt.
7.1. Ông Công ông Táo là ai?
Truyền thuyết xưa truyền lại rằng thần Táo bắt nguồn từ 3 vị thần bao gồm Thổ địa, Thổ công và Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, 3 vị thần này đã được Việt hoá thành sự tích “2 ông 1 bà” gồm vị thần Nhà, vị thần Bếp núc, vị thần Đất. Người dân quen gọi là ông Táo hay Táo quân.
7.2. Có cần cúng rước ông Công ông Táo không?
Theo phong tục dân gian, ngày 30 tháng Chạp là ngày rước ông Táo về nhà. Thời gian thực hiện từ 23h – 23h45. Đối với các năm không có ngày 30, lễ rước ông Công ông Táo được thực hiện ngày 29 tháng Chạp (ngày cuối cùng của năm cũ). Tuy nhiên, một số tỉnh miền Trung, người dân thường tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng cùng với lễ tạ năm mới.
7.3. Bàn thờ ông Táo đặt ở đâu?
Xét về phong thuỷ, bàn thờ ông Táo nên đặt ở chính giữa tủ bếp hoặc vị trí khô ráo, sạch sẽ. Hướng Nam là hướng phù hợp để đặt bàn thờ ông Táo. Gia chủ cần tránh đặt ở nơi quá cao hoặc quá thấp gây khó khăn trong việc thắp hương.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp cách đặt biệt danh cho người yêu cực ngọt ngào và dễ thương, nghe là mê
7.4. Cúng ông Công ông Táo cá chép mấy con là đủ?
Hiện nay không có quy định nào về số lượng cá cúng ông Công ông Táo. Gia chủ có thể cúng 1, 2 hoặc 3 con cá chép tuỳ vào truyền thống của gia đình và địa phương.
7.5. Ai nên là người đọc văn khấn cúng ông Táo?
Thần bếp là thần trong nhà. Vì vậy, gia chủ nên tự cúng ông Công ông Táo để bày tỏ lòng thành kính. Người đọc văn khấn có thể là vợ hoặc chồng. Bên cạnh đó, các thành viên khác trong gia đình đều có thể cùng nhau tham gia quá trình chuẩn bị thực hiện nghi thức cúng ngày đưa ông Táo về trời.
7.6. Ngoài Việt Nam còn nước nào cúng ông Công ông Táo không?
Ngoài Việt Nam, các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore hay Trung Quốc cũng có tục lệ thờ cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, cách cúng ở mỗi nước sẽ có sự khác biệt, thể hiện đặc trưng của nước đó.
-
Trung Quốc
Tục cúng ông Táo của Trung Quốc gần giống với Việt Nam. Thần bếp của người dân nước này gọi là Táo Vương. Điểm khác biệt là Táo Vương chỉ có 1 ông và 1 bà. Thay vì cúng cá chép, người Trung Quốc cúng nước và cỏ khô – thức ăn cho ngựa đưa ông Táo về trời.
-
Hàn Quốc
Người dân ở xứ sở kim chi gọi thần bếp là Jowangsin và thường cúng vào ngày 29/12. Mâm cúng khá đơn giản, bao gồm hoa quả và bánh gạo. Theo truyền thuyết, thần bếp là một người phụ nữ. Bà là nữ thần của nước. Vì vậy, bếp của người Hàn Quốc lúc nào cũng có một cốc nước. Chiếc cốc này sẽ được những người phụ nữ trong gia đình thay nước thường xuyên vào ngày mùng 1 và 15 hàng tháng.
-
Singapore
Tương tự người Việt Nam, người Singapore cũng cúng thần bếp vào ngày 23 tháng Chạp. Nước này có tục đốt tượng ông Táo để đưa ông Táo về trời báo cáo với Ngọc hoàng sau một năm ghi chép. Nhìn chung, mâm cúng thần bếp của người dân ở đảo quốc sư tử khá giống với người Việt. Ngoài ra, họ còn phết thêm mật ong, rượu ngọt và đường lên môi ông Táo với mong muốn ông Táo sẽ báo cáo những điều tốt đẹp về gia đình.
-
Nhật Bản
Vị thần cai quản việc nhà, bếp núc và vận may của người Nhật là Daikokuten. Vị thần sở hữu khuôn mặt to, nụ cười rạng rỡ. Daikokuten thường mang một chiếc vồ vàng với mục đích đem đến tài lộc và may mắn cho chủ nhà. Vào đêm giao thừa, thần bếp được bán như một vật phẩm may mắn.
Ngày đưa ông Táo về trời cho thấy nét độc đáo trong văn hoá tín ngưỡng của người Việt. Lễ cúng ông Công ông Táo có thể không cầu kỳ nhưng cần thể hiện sự thành kính của gia chủ. Điều này giúp mang đến cho gia đình những điều may mắn, bình an và sung túc trong năm tới.