Phụ nữ có kinh đi chùa được không? Đi chùa để cầu bình an là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên nhiều chị em lo ngại, không dám đến chùa vào ngày nhạy cảm vì sợ có kinh nguyệt sẽ bị quở trách. Liệu có kinh đi chùa được không và cần lưu ý điều gì? Job3s sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc để quyết định có nên đi chùa không.
Bạn đang đọc: Phụ nữ có kinh đi chùa được không? Giải mã điều kiêng kỵ khiến nhiều chị em lo lắng
Contents
- 1 1. Có kinh là gì? Ý nghĩa kinh nguyệt với chị em
- 2 2. Quan niệm thời xưa về việc phụ nữ có kinh đi chùa
- 3 3. Quan niệm phụ nữ có kinh đi chùa được không trong Phật giáo
- 4 4. Chị em cần chuẩn bị gì khi đi chùa vào ngày có kinh?
- 5 5. Nên đi chùa vào ngày nào để được như ý?
- 6 6. Lưu ý đi chùa ngày đèn đỏ chị em cần biết
1. Có kinh là gì? Ý nghĩa kinh nguyệt với chị em
Có kinh hay hành kinh là tên gọi khác của ngày đèn đỏ, đến tháng ở chị em. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới mà bất kỳ ai cũng sẽ phải trải qua. Thời gian hành kinh, thời gian xuất hiện kinh nguyệt sẽ có sự khác biệt ở từng người.
Có kinh là thời điểm một phần mô niêm mạc tử cung hay nội mạc tử cung và máu từ bên trong được đẩy ra khỏi cơ thể. Chu kỳ kinh nguyệt có sự liên quan mật thiết tới sự phát triển và hoạt động của nang trứng.
Ngày đèn đỏ rất quan trọng với mỗi người phụ nữ. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành về sinh lý, biểu hiện cho sức khỏe sinh sản ổn định. Dựa vào sự xuất hiện của kinh nguyệt mà chị em có thể biết về vấn đề mang thai, dấu hiệu tiền mãn kinh.
2. Quan niệm thời xưa về việc phụ nữ có kinh đi chùa
Theo quan niệm dân gian Việt Nam từ xưa, phụ nữ khi hành kinh không được đi chùa, đền, miếu… Vì trong thời gian này phụ nữ đang ở trong tình trạng không được sạch sẽ. Nếu cố tình đến những nơi thờ cúng, linh thiêng thì sẽ bị quở trách vì mọi người cho rằng đây là hành động bất kính và mang đến những điều không tốt.
Vào ngày đèn đỏ, chị em phải chịu nhiều điều cấm kỵ, tuân thủ các quy định một cách nghiêm ngặt. Ngoài không đi chùa chiền, chị em còn không được làm lễ, thắp hương tại nhà thờ họ, thờ chi.
Ngoài việc cho rằng phụ nữ có kinh sẽ làm phật ý các vị thần linh, quan niệm xưa còn cho rằng còn mạo phạm đến các quỷ thần. Quỷ thần có đặc tính là thích máu nhưng là máu tươi, sạch sẽ. Tuy nhiên phụ nữ đến tháng thì không như vậy và điều này dẫn đến mạo phạm, như đang trêu ngươi quỷ thần. Từ đó khiến quỷ thần trở nên nổi nóng, mang đến tai ương để trừng phạt cho mọi người.
3. Quan niệm phụ nữ có kinh đi chùa được không trong Phật giáo
Vậy theo quan niệm của Phật giáo, phụ nữ có kinh đi chùa được không? Theo chia sẻ trên Cổng thông tin Phật giáo – Hội Phật giáo Việt Nam cho biết trong Phật giáo không có sự cấm đoán này. Phụ nữ vẫn có thể đến lễ chùa vào ngày hành kinh nếu cảm thấy thoải mái.
Theo khoa học, kinh nguyệt là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chị em và mỗi tháng xuất hiện 1 lần. Phụ nữ có thể đến chùa mà không gặp phải sự cản trở hay có bất kỳ ảnh hưởng nào xảy ra.
Hòa thượng Thích Pháp Hòa trong một lần giảng Pháp có chia sẻ về vấn đề này, cụ thể: “Nếu nói đến dơ thì không phải gọi là dơ đâu. Người bình thường không tắm cũng dơ. Nếu nói dơ thì miệng mình, tai mình cũng dơ. Trong cơ thể người có 9 chỗ bài tiết tạp dơ, mọi người đừng ngại gì hết, cứ bình thường, không hề có tội và không hề có sự kiêng cử gì cả. Đó là điều bình thường của thân thể phụ nữ”.
Đồng thời theo các hòa thượng, bản chất con người đã bất tịnh và không sạch sẽ. Không chỉ mỗi phụ nữ đến tháng mới là không sạch sẽ. Nên phụ nữ có kinh đi chùa được không thì câu trả lời là có.
4. Chị em cần chuẩn bị gì khi đi chùa vào ngày có kinh?
Job3s đã mang đến câu trả lời cho chị em về vấn đề có kinh đi chùa được không. Trong Phật giáo không có sự phân biệt với chị em phụ nữ có kinh tuy nhiên khi đến chùa vào ngày này chị em nên chú ý một số điều sau:
4.1. Chuẩn bị sức khỏe tốt
Ngày đèn đỏ, sức khỏe chị em thường yếu hơn so với bình thường do bị mất máu. Ngoài ra đi kèm nhiều vấn đề như đau bụng, đau lưng, mỏi chân, lạnh tay chân… Đi chùa thể hiện lòng thành kính thường cần nhiều thời gian để cúng bái từng vị thần thánh, từng điện thờ. Đồng thời, có nhiều ngôi chùa ở vị trí đặc biệt, cần vượt qua nhiều bậc thang để đến nơi.
Do đó chị em có kinh đi chùa cần chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt, sẵn sàng cho việc đứng, đi bộ trong thời gian dài có thể mang đến nhiều sự mệt mỏi.
4.2. Chuẩn bị trang phục chỉnh chu
Phụ nữ có kinh đi chùa được không đã có đáp án. Với chị em trong ngày đèn đỏ việc chuẩn bị trang phục rất quan trọng. Chùa là nơi linh thiêng, là nơi cúng bái thần thánh nên trang phục cần lịch sự:
- Tránh chọn lựa các trang phục hở hang, quá ngắn sẽ tạo sự phản cảm.
- Tránh trang phục quá bó gây khó chịu khi di chuyển.
- Chị em đến ngày nên tránh trang phục màu trắng, sáng màu. Ưu tiên trang phục có màu sắc tối, màu đen, trong trường hợp không may sẽ tránh việc chị em bị ngượng ngùng.
- Nên lựa chọn đi giày thể thao, giày đế bằng để thoải mái hơn khi di chuyển hay phải đứng nhiều giờ liền.
Tìm hiểu thêm: 15/4 là ngày gì? Tiết lộ ẩn số trong ngày đặc biệt này
4.3. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Khi đến chùa chúng ta nên vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ và chị em đến ngày đèn đỏ càng nên lưu tâm vấn đề này.
- Nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể trước khi đến chùa, tẩy sạch vết dơ trên cơ thể.
- Mang theo đủ băng vệ sinh sử dụng cho đến khi hoàn thành việc thắp hương tại chùa.
- Nên thay băng vệ sinh đúng giờ tránh trường hợp bị tràn gây mất vệ sinh và khiến bạn trở nên lúng túng. Đồng thời việc này giúp bạn tự tin khi tham gia các nghi lễ, hoạt động.
4.4. Tuân thủ nội quy của chùa
Mỗi chùa có một quy định riêng và người đến chùa cần tuân thủ. Ví dụ không gây ồn ào ảnh hưởng mọi người xung quanh, không leo lên tượng phật, không bẻ lá ngắt hoa… Tuân thủ quy định của chùa thể hiện sự tôn trọng đến các vị thần thành và giúp việc đi chùa của bạn đạt được hiệu quả tốt hơn.
Xem thêm: 5+ Bài Văn Khấn Đi Chùa Ngắn Gọn, Dễ Nhớ, Cầu Tài Lộc, Bình An Cho Cả Nhà
4.5. Thành tâm khi đến chùa
Khi đến chùa, chúng ta luôn mong muốn những điều may mắn sẽ đến với bản thân, gia đình và cầu xin điều này từ các vị thần thánh. Để những điều mong ước có thể thành hiện thực thì thành tâm là điều quan trọng.
Dù bạn là ai, già trẻ hay giàu nghèo, sạch hay bẩn thì các vị thần thánh sẽ đánh giá dựa vào tâm của bạn. Khi thắp hương, lễ bái cần thể hiện sự thành kính từ tận bên trong.
Trong suốt thời gian tại chùa, cần cẩn thận lời ăn tiếng nói, ngó trước ngó sau. Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày cần sống có tình có nghĩa, làm nhiều việc thiện để tích phúc đức cho sau này.
>>>>>Xem thêm: Luận giải giấc mơ thấy bóng đá: Tận dụng ngay con số này kẻo hối không kịp
5. Nên đi chùa vào ngày nào để được như ý?
Phụ nữ có kinh đi chùa được không đã được giải đáp chi tiết. Chị em không cần phải lo ngại về vấn đề phụ nữ có kinh đi chùa được không, bởi đây không phải là điều cấm kỵ. Vậy chị em nên đi chùa vào ngày nào để được Phật độ trì, những điều mong ước thành sự thật?
5.1. Dịp đầu năm mới
Tết đến xuân về, năm mới đến năm cũ qua đi, mọi điều lại bắt đầu 1 vòng mới. Đây là thời điểm tốt để mọi người đi lễ chùa, cùng nhau cầu phúc cho gia đình, mong năm mới thuận buồm xuôi gió. Đây cũng là thời điểm nhiều lễ hội tại các chùa diễn ra, mang đến trải nghiệm văn hóa tâm linh độc đáo.
Thời điểm đầu năm, nhiều gia đình lựa chọn đi lễ chùa từ mùng 1, mùng 2 hay mùng 3 tết.
- Mùng 1 cầu mong cho mọi người sức khỏe, tài lộc và may mắn.
- Mùng 2 và mùng 3 được xem là ngày cử hành lễ Hỷ thần và đón Thần Tài, mang đến công danh, tiền tài.
- Mùng 4 mọi người đi chùa cầu mong về tình duyên, hy vọng ông Tơ bà Nguyệt se cho mối lương duyên tốt đẹp.
- Mùng 5 là ngày đẹp để gia đình, bạn bè du xuân đến chùa cầu mong một năm bình an, sức khỏe đến mọi người.
5.2. Các ngày trong tháng
Bên cạnh đầu năm, mỗi tháng vào ngày mùng 1 và ngày rằm là thời điểm thích hợp để đi chùa. Đây là lý do phụ nữ có kinh đi chùa được không nhận được sự quan tâm vào hầu hết các tháng trong năm.
Với người theo đạo Phật thì mùng 1 và 15 là ngày quan trọng. Ngày này để tưởng nhớ cội nguồn, cầu phúc cho các thành viên gia đình đồng thời thể hiện lòng hiếu với ông bà tổ tiên. Đồng thời tháng mới trôi qua thuận lợi, nhận được tài lộc tốt.
5.3. Tránh đi chùa vào ngày nào?
Chùa là nơi tâm linh, được nhiều người lựa chọn để gửi gắm nguyện ước, nhận lại sự an yên. Thế nhưng không phải ngày nào chúng ta cũng nên đi chùa. Nên tránh đi chùa vào các ngày 3, 7, 13, 23, 27. Đặc biệt nên tránh ngày 5 và 14 vì đây là ngày Nguyệt Kỵ, có ý nghĩa nửa đời, nửa đoạn. Tức làm việc gì cũng dễ đứt gánh giữa đường, khó đạt được kết quả tốt.
6. Lưu ý đi chùa ngày đèn đỏ chị em cần biết
Thông tin trên đã giải đáp phụ nữ có kinh đi chùa được không. Chị em thoải mái đến chùa cúng bái trong những ngày này tuy nhiên cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên trang điểm quá đậm hay xịt quá nhiều nước hoa. Chùa chiền đông đúc sẽ tạo sự khó chịu cho mọi người xung quanh.
- Hạn chế quay phim, chụp ảnh, làm phiền đến mọi người đang làm lễ.
- Không tự ý mang đồ ăn uống hay đồ của chùa về mà chưa có sự xin phép.
- Nếu có trẻ em cần trông chừng cẩn thận, không để trẻ nghịch tượng Phật hay Tam Bảo.
- Chọn đi vào cửa bên phải và đi ra bằng cửa bên trái.
- Không gây ồn ào, cần vứt rác đúng chỗ, không khạc nhổ bừa bãi trong khuôn viên chùa.
Xem thêm: Nên Đi Chùa Vào Ngày Nào Thì Tốt Để Được Phật Độ Trì, Cả Đời Sống Sung Túc, Nhàn Hạ
Xác định có kinh đi chùa được không là điều chị em cần làm để tránh phạm phải những cấm kỵ. Từ đó đảm bảo việc lễ chùa mang đến những suôn sẻ, thuận lợi trong công việc, cuộc sống không chỉ cho bạn mà mọi người xung quanh. Điều quan trọng là hãy thể hiện lòng thành của bản thân và luôn sống đúng mực, tích đức hàng ngày để cuộc sống của bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc.