Quả phật thủ bày mâm ngũ quả ngày Tết – gia tiên chứng giám, phúc lộc cả năm

Quả phật thủ bày mâm ngũ quả ngày Tết – gia tiên chứng giám, phúc lộc cả năm
Rate this post

Quả phật thủ hay trái phật thủ là loại trái có hình như bàn tay Phật, thường được chưng trên mâm ngũ quả vào dịp Tết Nguyên Đán. Dù không phải loại trái cây ăn được nhưng phật thủ mang ý nghĩa cực kỳ đặc biệt đối với việc thờ cúng, nhất là với các gia đình hướng theo phật pháp.

Bạn đang đọc: Quả phật thủ bày mâm ngũ quả ngày Tết – gia tiên chứng giám, phúc lộc cả năm

1. Quả phật thủ là gì?

Trái Phật thủ là quả ăn trái có hình dạng giống như bàn tay Phật. Tên khoa học của trái phật thủ là Citrus medica var. sarcodactylis. Đây là loại quả thuộc chi cam chanh. Quả này có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay nó cũng được trồng phổ biến ở Việt Nam.

Quả phật thủ bày mâm ngũ quả ngày Tết – gia tiên chứng giám, phúc lộc cả năm

Quả phật thủ thuộc họ Cam chanh, thường được chưng trên mâm ngũ quả dịp Tết

Loại trái cây này thường được bán vào các ngày cận tết. Tại Việt Nam, người ta thường bày phật thủ trên mâm ngũ quả ngày Tết, tượng trưng cho sự che chở của Đức Phật. Nhiều người tin rằng trái phật thủ sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng và bình an cho cả gia đình.

Vì nhu cầu mua trái phật thủ ngày Tết thường rất cao nên nhiều người thường làm giả loại quả này để kiếm lời. Vì vậy, khi mua trái phật thủ, bạn cần quan sát kỹ để mua đúng trái, tránh bị lừa mất tiền.

2. Tác dụng của trái phật thủ

Quả phật thủ có rất nhiều công dụng. Dù là phật thủ tươi hay được phơi khô đều hữu ích. Dưới đây là tác dụng của trái phật thủ tươi, khô mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Tác dụng của trái phật thủ tươi

Quả phật thủ bày mâm ngũ quả ngày Tết – gia tiên chứng giám, phúc lộc cả năm

Trái phật thủ có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ

Quả phật thủ tươi có rất nhiều công dụng như:

  • Được sử dụng để chưng trên mâm ngũ quả ngày Tết

  • Dùng để nấu chè, thay thế cho vỏ bưởi, da bưởi

  • Làm mứt

  • Mùi hương dễ chịu giúp thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả

  • Ngâm rượu để chữa bệnh

  • Nấu cháo tươi để trị ho

  • Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá, giảm triệu chứng đau dạ dày

  • Dùng làm gia vị khi chế biến các món ăn như phật thủ hầm nấm, phật thủ hầm ruột lợn,….

2.2. Tác dụng của trái phật thủ phơi khô

Quả phật thủ bày mâm ngũ quả ngày Tết – gia tiên chứng giám, phúc lộc cả năm

Quả phật thủ phơi khô pha trà rất ngon

Quả này phơi khô có thể được sử dụng để chế biến thành dạng bột và được ứng dụng trong việc chữa trị một số bệnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa và hô hấp. Ngoài ra bạn cũng có thể phơi khô loại quả này và pha trà.

Công dụng tuyệt vời của trái phật thủ phơi khô:

  • Có tác dụng giảm đau bụng và triệu chứng liên quan đến bệnh đường tiêu hóa như ợ hơi, trướng đau ngực, buồn nôn, đau gan, và đau dạ dày.

  • Hỗ trợ trong việc giảm viêm và hỗ trợ quá trình điều trị loét dạ dày.

  • Giảm triệu chứng ho suyễn và khó thở.

  • Có tác dụng hỗ trợ trong trường hợp viêm phế quản mãn tính.

  • Được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

  • Giúp giảm triệu chứng động kinh.

  • Có thể giúp giảm đau bụng kinh ở phụ nữ.

3. Ý nghĩa của trái phật thủ trong mâm ngũ quả

Tìm hiểu thêm: Nam 1990 lấy vợ tuổi gì gia đình đầm ấm, tiền tài như nước?

Quả phật thủ bày mâm ngũ quả ngày Tết – gia tiên chứng giám, phúc lộc cả năm
Quả phật thủ tượng trưng cho sự che chở của Đức Phật

Quả phật thủ được chưng trong mâm ngũ quả không phải là ngẫu nhiên mà bởi nó có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Dưới đây là ý nghĩa khi chưng loại quả này trong mâm ngũ quả:

  • Tượng trưng cho sự che chở của Đức Phật : Việc chọn trái phật thủ làm một trong năm loại trái cây trong mâm ngũ quả có ý nghĩa đặc biệt bởi nó tượng trưng cho sự che chở của Đức Phật. Quả phật thủ có hình dạng giống bàn tay Phật nên nhiều người tin rằng chưng phật thủ là biểu tượng của sự che chở và bảo vệ của Đức Phật đối với chúng sinh. Tâm hồn tốt và lòng từ bi được tượng trưng qua việc chưng loại quả này.

  • Mang lại sự may mắn cho gia chủ: Theo quan niệm dân gian, việc chưng trái phật thủ trong mâm ngũ quả còn giúp mang lại may mắn cho gia chủ. Thực tế, phật thủ có hương thơm rất dễ chịu, màu sắc cũng khá đẹp mắt. Vì vậy, khi chưng phật thủ lên bàn thờ, Đức Phật và các vị tổ tiên, ông bà sẽ ở lại lâu hơn. Từ đó phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn, thịnh vượng và làm ăn phát đạt.

  • Mang lại hương thơm cho nơi thờ cúng: Chắc hẳn những ai đã từng chưng phật thủ trên bàn thờ đều thích mùi hương của loại trái này. Loại quả này có hương thơm vô cùng dễ chịu, không quá gắt hay quá nồng. Trái phật thủ thuộc họ Cam chanh, lại có lớp vỏ khá dày nên lưu giữ được nhiều tinh dầu, toả ra mùi thơm trong một thời gian dài.

Khi chưng phật thủ trên mâm ngũ quả dịp Tết, nhiều người tin rằng hương thơm mà phật thủ mang lại sẽ làm cho không khí nơi thờ cúng trở nên ấm áp hơn. Mà không khí ấm áp lại tượng trưng cho sự may mắn và đủ đầy.

Xem thêm: Mùng 1 Tết nên mặc áo màu gì: Năm mới may mắn gấp bội với những màu này

4. Cách chọn quả phật thủ đẹp

Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây để tự lựa được trái phật thủ đẹp chưng bàn thờ ngày Tết:

4.1. Chọn quả có hình dáng đẹp

Khi chọn mua phật thủ, tất nhiên bạn cần phải chọn quả đẹp. Nhưng vấn đề như thế nào được gọi là đẹp? Thực tế, bạn nên chọn các quả có lớp da bên ngoài nhăn nheo nhưng không bị trầy xước hay có các vết màu đen.

Đặc biệt, không mua các quả bị gãy ngón hay bị đè dập. Thay vào đó, nên lấy những quả nhiều ngón, bề mặt có chứa các túi tinh dầu. Khi mua phật thủ, bạn nên tự tay lựa cho hài lòng chứ không nên nhờ người bán lựa giúp.

4.2. Ưu tiên các quả có nhiều ngón

Quả phật thủ có rất nhiều ngón, có thể có đến 30 ngón trên một trái phật thủ. Khi mua phật thủ, bạn nên ưu tiên chọn các quả có nhiều tai nhưng kích thước tai phải đều nhau. Đặc biệt, nếu các ngón bên ngoài cùng của trái phật thủ càng đều nhau thì trái phật thủ đó càng đẹp và dễ chưng.

4.3. Áp dụng quy luật Thịnh – Suy – Bĩ – Thái để chọn phật thủ

Theo quan niệm phong thuỷ, khi chọn mua phật thủ, bạn nên áp dụng quy luật Thịnh – Suy – Bĩ – Thái. Theo đó, bạn sẽ đếm số lượng tai có trên trái phật thủ và nhẫm Thịnh – Suy – Bĩ – Thái tương ứng với mỗi tai. Nếu tai cuối cùng rơi vào chữ Thái hoặc Thịnh thì chọn. Còn nếu tai cuối rơi vào chữ Bĩ hoặc Suy thì không nên.

Xem thêm: Xem ngày 4 Tết 2024 tốt hay xấu? Ngày tốt nhưng tuyệt đối tránh điều sau

6. Cách đặt quả phật thủ trên bàn thờ

Cách đặt quả phật thủ trên bàn thờ rất đơn giản, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Phật thủ sau khi mua về cần rửa với nước sạch, rửa thật nhẹ nhàng để tránh phật thủ bị trầy xước hay gãy tai

  • Bước 2: Để phật thủ ráo nước, sau đó rửa luôn các loại quả còn lại

  • Bước 3: Rửa sạch mâm chưng ngũ quả, sau đó đặt phật thủ vào chính giữa mâm. Bạn có thể kê thêm một cái kệ, sau đó đặt lên trên để nó ở vị trí cao nhất trên mâm

  • Bước 4: Đặt thêm 4 loại quả khác xung quanh trái phật thủ. Như vậy là bạn đã có một mâm ngũ quả hoàn hảo để chưng trong dịp Tết Nguyên Đán

7. Mẹo chưng phật thủ được lâu

Quả phật thủ bày mâm ngũ quả ngày Tết – gia tiên chứng giám, phúc lộc cả năm

Chưng quả phật thủ được lâu bằng cách quét qua rượu trắng lên bề mặt quả

Để chưng trái phật thủ ngày Tết được lâu, tránh tình trạng phật thủ bị hỏng hay bị đen, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không rửa qua nước muối

  • Không ngâm trong nước quá lâu. Chỉ nên rửa sạch một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng

  • Nên để ráo trước khi trưng bày trên mâm ngũ quả

  • Để quả phật thủ lâu hỏng, bạn có thể dùng cọ để quét dung dịch nước rửa chén hoặc rượu trắng lên bề mặt quả

  • Có thể cho đường vào cuống hoặc đặt cuống vào ly nước để nó được tươi lâu hơn

8. Một số câu hỏi thường gặp

Là một loại quả thường xuất hiện trong các mâm hoa quả lễ phật, lễ gia tiên nhưng với nhiều người phật thủ vẫn còn khá xa lạ. Đó là lý do tại sao khi nhắc tới quả này vẫn có nhiều thắc mắc liên quan như:

8.1. Quả phật thủ bao nhiêu tiền?

Tuỳ theo tình hình thị trường và tuỳ vào người bán mà giá phật thủ cũng khác nhau. Hiện nay, trên thị trường, giá một quả phật thủ dao động khoảng 100.000 đồng – 200.000 đồng. Dáng quả càng đẹp thì giá bán càng tăng. Hơn nữa, dịp cận Tết, vì nhu cầu mua quả phật thủ tăng cao nên giá bán cũng rất “chát”.

8.2. Trái phật thủ có độc không?

Nhiều người lo sợ trái phật thủ có độc, ăn vào sẽ gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, phật thủ là loại trái cây thuộc họ Cam chanh. Quả này có thể ăn được và hoàn toàn không chứa chất độc hại nào.

Tuy nhiên, vào dịp Tết, các nhà vườn thường ngâm phật thủ trong thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc hoá học để phật thủ to hơn, bán có tiền hơn. Do đó, phật thủ ngày Tết ăn vào có thể gây hại cho sức khỏe nên bạn cần cân nhắc trước khi ăn.

8.3. Quả phật thủ có ăn được không?

Quả phật thủ bày mâm ngũ quả ngày Tết – gia tiên chứng giám, phúc lộc cả năm

>>>>>Xem thêm: Cung Nhân Mã tiếng anh là gì? Khi cái tên hé lộ những sự thật thú vị về họ

Quả phật thủ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khoẻ

Quả phật thủ không chỉ được sử dụng để chưng trên mâm ngũ quả ngày Tết mà còn có dùng để chế biến các món ăn. Quả tươi có thể ăn được mà không hề chứa độc tố có hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó trái phật thủ có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và lạ miệng. Bạn có thể nấu chè Phật thủ, làm mứt, hầm cháo, hoặc thậm chí là ngâm rượu. Việc ăn quả này giúp cơ thể hấp thụ nhiều vitamin và khoáng chất, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Dưới đây là cách nấu các món ăn ngon từ trái phật thủ mà bạn có thể tham khảo:

  • Nấu chè phật thủ: Thái lát và nấu chè tương tự như cách nấu chè bưởi

  • Làm mứt phật thủ: Chế biến thành mứt bằng cách đun nó cùng với đường và nước, sau đó sên trên lửa cho ráo và phơi khô

  • Hầm cháo: Phật thủ có thể sử dụng để hầm cháo với gạo và kết hợp các nguyên liệu khác như nấm, ruột heo,…

  • Ăn tươi: Thái mỏng và ăn như một loại trái cây thông thường

Quả phật thủ là một trong 5 loại quả có trong mâm ngũ quả ngày Tết. Ngoài ra nó cũng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và mùi hương dễ chịu. Trong dịp Tết này, bạn có thể chọn mua các trái phật thủ đẹp nhất để bày trên mâm ngũ quả, cầu mong một năm mới sung túc, vạn sự hanh thông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *