Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào – Kiêng kỵ 5 điều này rước ngay tài lộc

Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào – Kiêng kỵ 5 điều này rước ngay tài lộc
Rate this post

Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào? Trong văn hóa dân gian Việt Nam, việc rút chân nhang Thần Tài vào ngày 23 tháng Chạp được coi là một nghi lễ hết sức quan trọng. Chính vì thế, việc này cần phải được thực hiện cẩn thận, tránh làm những điều kiêng kỵ động phạm đến Thần Linh.

Bạn đang đọc: Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào – Kiêng kỵ 5 điều này rước ngay tài lộc

1. Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào? Có nên hay không?

Bát hương được coi là biểu tượng thiêng liêng trên bàn thờ, đây cũng là cầu nối đặc biệt giữa thế giới tâm linh và trần thế. Khi con cháu dâng hương là muốn gửi những lời cầu nguyện chân thành nhất của mình đến bề trên và mong sớm thành hiện thực.

Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào – Kiêng kỵ 5 điều này rước ngay tài lộc

Việc rút chân nhang bát hương Thần Tài là rất cần thiết

Bên cạnh đó việc chăm sóc và giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ là biểu hiện của lòng thành kính, trân trọng của gia chủ đối với Thần Linh, tổ tiên, những người đã khuất. Chính vì vậy việc rút chân nhang Thần Tài là rất cần thiết, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vận khí và tài lộc của cả gia đình.

2. Nên rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào, thời gian nào?

Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào? Vì việc rút chân nhang rất quan trọng nên rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào cũng cần phải được xem xét một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Theo quan niệm từ dân gian, thời điểm dọn dẹp, rút chân nhang Thần Tài thích hợp nhất là vào tháng Chạp, thông thường là ngày liền sau của rằm tháng Chạp.

Việc lau dọn bàn thờ nên được thực hiện vào ngày Hoàng Đạo, còn thời điểm thích hợp nhất để rút chân nhang là sau ngày cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp). Vì đây là ngày Thần Bếp về trời, lúc này gia chủ có thể xin phép bao sái, rút chân nhang Thần Tài. Điều quan trọng cần lưu ý chính là không được phép dịch chuyển bát hương trong quá trình lau chùi để thể hiện lòng thành kính và tránh động phạm đến các vị Thần Linh.

Vậy, ngoài ngày 23 tháng Chạp thì gia chủ có thể rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào khác hay không? Bạn cũng có thể lựa chọn ngày vía Thần Tài (theo lịch âm là ngày mùng 10 tháng giêng) hoặc rằm tháng 7, đây cũng là 2 ngày phù hợp để thực hiện nghi lễ này. Tuy nhiên ngày 23 tháng Chạp là ngày tốt nhất nên gia chủ nên cân nhắc lựa chọn.

3. Đồ lễ vật cần chuẩn bị trước khi bốc bát hương Thần Tài

Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào? Trước khi tiến hành rút chân nhang, gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết để nghi lễ được hoàn thành chỉn chu và suôn sẻ.

3.1. Rút chân nhang thần tài vào ngày nào? Đồ lễ thờ cúng

Trước khi làm lễ rút chân nhang Thần Tài, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các đồ lễ dâng cúng sau:

  • Mâm ngũ quả

  • 1 bình hoa tươi

  • Đĩa bánh kẹo bóc sẵn

  • 1 đĩa xôi trắng, 2 bát chè ngọt, 5 cái bánh bao

  • 3 lá trầu và 3 quả cau

  • 1 chén trà, 1 chén nước trắng, 1 chén rượu,

  • 1 chén gạo, 1 chén muối

  • Mâm cỗ chay hoặc bộ tam sên

  • 1 bao thuốc lá

Bên cạnh lễ dâng cúng, gia chủ có thể chuẩn bị thêm vàng mã, lễ vật này tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình, không cần quá cầu kỳ nhưng gia chủ phải thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với các Thần Linh.

  • 1 cây vàng hoa đỏ

  • 1 bộ áo quần mũ ngựa Thần Linh đỏ

  • 1 cây vàng ngũ phương

  • 3 đến 5 đinh tiền lễ

Đặc biệt lưu ý, gia chủ không được đốt giấy tiền âm phủ. Vì ông Công ông Táo là thần tiên, không phải là vong hồn người âm. Nếu phạm phải sai lầm này có thể sẽ rước họa vào thân.

>>> Xem thêm: Mùng 1 Cúng Gì Cho Thần Tài? Sắm 5 Thứ Này Đảm Bảo Sự Nghiệp Hanh Thông Tuyệt Đối

3.2. Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào? Cần chuẩn bị cốt bát hương bàn thờ Thần Tài như thế nào?

Cốt bát hương bàn thờ Thần Tài bao gồm tờ giấy dị hiệu, gạo vàng Thần Tài, cốt thất bảo, ngũ vị hương, tro nếp, rượu trắng.

  • Tờ giấy dị hiệu: Được in trên giấy vàng, có chữ tượng hình màu đỏ. Giấy này được dùng để gia chủ viết tên người được thờ theo chiều dọc vào ô trống ở phần giữa.

  • Gạo vàng Thần Tài: Được sử dụng để bao sái, chân tự cho bát nhang thờ Thần Tài. Đây là đồ vật mang ý nghĩa rất may mắn và được tạo ra theo nguyên tắc Ngũ Hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ).

  • Tro bát hương: Gia chủ nên sử dụng bằng tro cơm nếp (người xưa hay sử dụng tro trấu, tuy nhiên tro trấu khá bụi bẩn sẽ mang nhiều xui rủi).

  • Cốt thất bảo: Bao gồm 7 bảo vật là Thiết Vàng, Thiết Bạc, San Hô Đỏ, Mã Não, San Hô Đỏ, Phỉ Thúy, Ngọc Bích, Hổ Phách. Cốt thất bảo tượng trưng cho linh khí giúp xua đuổi tà ma, đồng thời mang đến sự thịnh vượng, đủ đầy, ấm no cho gia chủ.

  • Các loại lễ vật khác: Ngũ vị hương, tro nếp, rượu trắng.

4. Hướng dẫn các bước rút chân nhang thần Tài đúng cách

Trước khi tiến hành rút chân nhang Thần Tài, gia chủ phải dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ để thể hiện lòng thành kính, sau đó mới thực hiện nghi lễ rút chân nhang.

4.1. Vệ sinh, lau dọn bàn thờ Thần Tài

Khi vệ sinh bàn thờ Thần Tài, gia chủ phải thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Theo đó, gia chủ cần phải ăn mặc chỉnh tề, tắm rửa sạch sẽ trước khi bao sái, lau dọn và chuẩn bị rượu trắng giã với gừng, đồng thời chuẩn bị khăn sạch chuyên dùng trong việc lau chùi bàn thờ.

Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa lá The Hierophant trong Tarot: Cổ hủ, truyền thống nhưng không tầm thường

Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào – Kiêng kỵ 5 điều này rước ngay tài lộc
Gia chủ cần dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ bàn thờ trước khi tiến hạnh nghi lễ rút chân nhang

Khi đã chuẩn bị đủ mọi thứ cần thiết thì gia chủ tiến hành lau bát hương trước, rồi đến tượng Thần Tài – Thổ Địa, tiếp đó là tượng khảm thờ hoặc ngai bàn thờ và các đồ vật thờ cúng khác. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, hãy đặt các đồ vật linh thiêng về đúng vị trí ban đầu để tránh những điều xui xẻo ập đến với gia đình. Điều quan trọng cần lưu ý chính là tuyệt đối không di chuyển bát hương khỏi bàn thờ khi lau chùi.

4.2. Tiến hành rút chân nhang bàn thờ Thần Tài

Để thực hiện việc rút chân nhang Thần Tài đúng và chỉn chu nhất gia chủ nên thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Gia chủ thắp một nén nhang, đặt mâm hoa quả lên trên và khấn xin phép Thần Tài về việc dọn dẹp bàn thờ và rút chân nhang. Ông bà ta có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ”, nếu như gia chủ không xin phép mà tự ý làm thì sẽ làm động tới các vị Thần Linh, gia tiên. Trước khi thắp hương, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề để thể hiện lòng tôn kính. Việc “xin phép” nên được thực hiện trước 1 ngày để thông báo cho Thần Linh, Thần Tài tạm lánh đi nơi khác.

  • Bước 2: Sau khi đã hoàn thành việc xin phép, gia chủ hạ đồ lễ trên bàn thờ xuống một cách thật cẩn thận và bắt đầu lau dọn bàn thờ. Nên đặt các lễ vật lên một chiếc bàn khác cạnh bàn thờ và sắp xếp ngay ngắn. Lưu ý không để lẫn với đồ của các bàn thờ khác và nên phủ một lớp vải sạch trước khi đặt lễ vật lên. Sau đó dùng khăn thấm rượu gừng để lau. Trong mọi trường hợp, người lau không được phép kẹp các vật phẩm vào chân hoặc nách của mình.

  • Bước 3: Gia chủ rửa tay bằng rượu gừng để tiến hành bao sái và rút chân nhang Thần Tài. Gia chủ một tay giữ bát hương, tay kia dùng khăn lau toàn bộ bụi bẩn, sau đó dùng hai tay rút nhẹ nhàng từng chân nhang cho đến khi còn lại số lẻ 3-5-7-9 trên bát. Thông thường bát hương bàn Thần Tài cần để 5 chân nhang, còn các bàn khác là 3. Những chân nhang đã rút ra nên mang đi hóa tro, đổ xuống sông hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà. Sau khi rút, gia chủ dùng khăn ngâm rượu gừng lau sạch xung quanh bát hương và dùng khăn khô để lau hết tàn nhang cũ đã rụng.

  • Bước 4: Cuối cùng, hãy đặt các lễ vật, đồ cúng vào đúng vị trí như ban đầu, thay nước mới và khấn một lần nữa để báo cáo Thần Tài, gia tiên việc dọn dẹp, rút chân nhang đã hoàn thành.

5. Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào? Những điều kiêng kỵ cần tránh

Việc rút chân nhang Thần Tài rất tâm linh nên gia chủ cần lưu ý không phạm những điều sau:

  • Việc rút chân nhang Thần Tài tốt nhất là nên để chủ nhà trực tiếp làm, không nhờ cậy người khác.

  • Trước khi đặt lại bát hương đã được rút chân nhang thì bàn thờ và các linh vật khác phải được lau chùi sạch sẽ, tượng Thần Tài và Thổ Địa phải được nạp cốt để hội tụ linh khí.

  • Thần Linh và tổ tiên chỉ nhận đồ vàng mã vì vậy không nên đặt tiền thật lên bàn thờ không được đốt tiền âm phủ.

  • Với bát hương làm từ đồng, không nên rửa bằng nước, vì như vậy sẽ gây ra mốc xanh, chỉ nên sử dụng khăn ngâm rượu gừng để lau.

  • Khi dọn dẹp phải hết sức cẩn thận tránh rơi vỡ đồ vật.

Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào – Kiêng kỵ 5 điều này rước ngay tài lộc

>>>>>Xem thêm: Tuổi Tỵ 1989 sinh tháng nào thì tốt? Cả đời giàu sang nếu sinh vào 5 tháng này

Gia chủ cần dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ bàn thờ trước khi tiến hạnh nghi lễ rút chân nhang

Rút chân nhang Thần Tài vào ngày nào? 23 tháng Chạp được xem là ngày tốt nhất để rút chân nhang bên cạnh ngày vía Thần Tài và rằm tháng 7. Tuy nhiên, khi thực hiện nghi lễ này, cần tránh phạm phải các điều kiêng kỵ để không gặp xui xẻo. Việc rút chân nhang Thần Tài phải được thực hiện trang trọng và chỉn chu. Từ đó, các vị Thần Linh, gia tiên mới cảm nhận được tấm lòng của gia chủ, từ đó ban phát phước lành, tài lộc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *