Tết Đoan Ngọ ăn gì? Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày Tết diệt sâu bọ. Vào dịp Tết giữa năm này, người ta thường ăn bánh tro, cơm rượu, thịt vịt, trái cây, xôi chè,… và những món đặc trưng giúp đẩy trừ xui xẻo và mang đến may mắn và bình an. Tuy nhiên, cũng tùy theo từng vùng miền mà các món ăn trong ngày này cũng sẽ có sự khác biệt.
Bạn đang đọc: Tết Đoan Ngọ ăn gì? Hé lộ những món ăn giúp bài trừ xui xẻo, bệnh tật
Contents
1. Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Tùy theo từng vùng miền mà người ta còn hay gọi với những các tên khác như Tết Đoan Dương hay Tết diệt sâu bọ… Có thể hiểu đơn giản, đây là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại trên cây trồng.
Theo quan niệm của người xưa, Tết Đoan Ngọ là ngày mà hỏa khí trong trời đất tăng cao. Trong nông nghiệp, đây là thời điểm sâu bọ nở rất nhiều gây hại cho cây trồng vì thế mà người ta sẽ tiến hành tiêu diệt những loại này. Ngoài ra, một số loài sâu bọ còn có thể dùng làm thức ăn.
Ngày Tết mùng 5 tháng 5 không chỉ có ở Việt Nam mà còn là ngày tết truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản hay Triều Tiên…
Xem thêm: Rằm Tháng Giêng Là Tết Gì? Làm Đúng Điều Này Để May Mắn, Tài Lộc Cả Năm
2. Ngày Tết Đoan Ngọ ăn gì?
Không quá long trọng như ngày Tết Nguyên đán nhưng Tết Đoan Ngọ cũng là dịp mà mọi nhà đều coi trọng. Đây cũng là ngày sum họp gia đình, con cháu, quay quần bên mâm cơm để ăn mừng. Do đó, trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường ăn những món ăn có ý nghĩa bài trừ những điều xui rủi, bệnh tật. Vậy ngày Tết Đoan Ngọ ăn gì?
2.1. Bánh tro
Bánh tro còn được biết đến với tên gọi là bánh gio hay bánh ú tro, đây là loại bánh truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt. Loại bánh này được làm bằng gạo nếp, ngâm trong nước tro mà tro này có nghĩa là sẽ lấy từ việc đốt các loại cây khô.
Tìm hiểu thêm: Điểm danh đá phong thủy mệnh thổ: Có đá này tiền vào như nước, sức khỏe dồi dào
Gạo nếp sau khi ngâm sẽ được gói trong lá chuối hoặc lá dong, có thể có nhân (đậu xanh) hoặc không nhân. Bánh tro sẽ có màu nâu trong sau khi chín và khi ăn bạn cảm nhận được độ mềm, dẻo và thanh mát rất lạ miệng.
Mọi người có thể thưởng thức món bánh thanh ngọt, mát mẻ, dân dã này bằng cách chấm bánh tro với mật mía cực kỳ thơm ngon. Món bánh tro cũng đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ em và người lớn tuổi.
2.2. Trái cây theo mùa
Mâm quả dâng cúng gia tiên là điều không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ. Các loại quả có vị chua như xoài, mận, cóc, dứa… được cho là có tác dụng xua đuổi con trùng, sâu bệnh gây hại.
Nhiều gia đình cũng cần chuẩn bị bữa cỗ giết sâu bọ vào sáng sớm với các loại trái cây đầu mùa gồm: chôm chôm, vải, dưa hấu, chuối, đào… với mong ước hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.
2.3. Cơm rượu nếp
Nếu nhắc đến Tết Đoan ngọ ăn gì thì chắc chắn không thể không bỏ qua cơm rượu nếp. Món này được làm từ nếp cái hoa vàng hoặc nếp cẩm. Hạt nếp được tuyển chọn kỹ càng vừa căng tròn lại bóng mẩy.
Người ta đem vo sạch gạo rồi nấu chín sau đó ủ men vài ngày rồi đem ra thưởng thức. Cơm rượu nếp ngon sẽ có độ cay nồng, thơm ngọt vừa đủ. Thời gian ủ và thưởng thức cơm rượu phải chính xác mới không bị chua, cay khó ăn. Theo quan niệm, Tết Đoan Ngọ ăn cơm rượu nếp sẽ khiến cho sâu bọ, vi khuẩn trong cơ thể bị say, dễ tiêu diệt hơn.
2.4. Chè trôi nước
>>>>>Xem thêm: 5+ bài văn khấn đi chùa ngắn gọn, dễ nhớ, cầu tài lộc, bình an cho cả nhà
Chè trôi nước là món ăn phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ ở miền Nam, được làm từ bột nếp có nhân đậu xanh, bột được nhồi đến khi mềm dẻo sau đó lấy 1 lượng vừa đủ vào lòng bàn tay, rồi dàn mỏng ra để vào giữa 1 viên nhân đậu xanh rồi vo tròn lại. Khi nấu bạn cho thêm ít gừng giúp món chè có hương thơm và vị nồng ấm của gừng, ăn kèm đó là nước cốt dừa.
Vị béo và ngọt bùi hoà hợp cùng với vị cay ấm của gừng trong nước đường và vị thơm nồng của vừng phía trên.
2.5. Thịt vịt
Vào tháng này chính là thời điểm vịt vào mùa, thịt béo hơn và thơm ngon hơn bất kỳ thời gian nào trong năm. Vì thế mà nhiều món ăn từ thịt vịt sẽ được chế biến trong bữa cơm gia đình, quen thuộc nhất là món bún măng vịt, vịt xáo măng, thịt vịt quay, cháo vịt, gỏi vịt và vịt kho gừng,…
2.6. Bánh khúc
Khác với người Kinh có cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt, đặc sản bánh khúc là món mà người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) dùng khi nhắc đến Tết Đoan Ngọ ăn gì. Bánh được làm từ nguyên liệu gồm gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen. Bánh khúc có hình thù và cách làm cũng gần giống bánh dày.
Xem thêm: Tết Hàn Thực Là Ngày Gì? Bật Mí Về Ý Nghĩa Tốt Đẹp Của Tết Hàn Thực
Vừa rồi là một số gợi ý giúp bạn trả lời câu hỏi ngày Tết Đoan Ngọ ăn gì. Nắm rõ được điều này, bạn sẽ dễ dàng chuẩn bị một mâm lễ dâng cúng đủ đầy cho ngày Tết mùng 5 tháng 5 sắp tới của gia đình.