Ăn tất niên là gì? Những bữa cơm tất niên dịp cuối năm gắn kết thêm tình cảm với người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Mỗi vùng miền lại ăn tất niên với sự khác biệt và độc đáo riêng.
Bạn đang đọc: Ăn tất niên là gì? Thực đơn tất niên theo tiêu chuẩn Bắc – Trung – Nam
Contents
1. Tất niên và ăn tất niên là gì?
Ăn tất niên là gì? Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với những bữa cơm ngày cận Tết Nguyên Đán. Nhưng đâu mới thực sự là ăn tất niên thì không phải ai cũng biết.
1.1. Định nghĩa tất niên
Tất niên một trong những nghi thức không thể thiếu theo phong tục nước ta dip Tết đến xuân về. “Tất niên” là sự kết thúc một năm, theo dịch nghĩa Hán Việt. Bởi trong tiếng Hán, “tất” là xong, kết thúc, hoàn thành; còn “niên” là năm.
Thông thường, tất niên tổ chức vào ngày cuối cùng trong năm tính theo lịch âm. Nếu năm đó là năm đủ thì tất niên sẽ vào 30 tháng 12 âm lịch còn năm thiếu sẽ là 29 tháng 12 âm lịch. Ở nhiều địa phương, ngoài tất niên, khi sang đầu năm mới còn tổ chức tân niên.
1.2. Ăn tất niên là gì?
Ăn tất niên là gì? Nhiều người cho rằng ăn tất niên là một nghi thức bắt buộc trong ngày Tết. Nhưng theo nhà sử học Dương Trung Quốc, đây không được tính là nghi lễ mà đó là phong tục từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam ta.
Theo đó, vào dịp tất niên, các gia đình đều có truyền thống sum họp để để ăn bữa cơm cuối cùng trong năm cũ. Bữa cơm tất niên chủ yếu sẽ ăn vào chiều tối.
Tại một số nơi, các gia đình còn mời họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết đến tham dự. Đây cũng là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những kỉ niệm trong năm, tâm sự với nhau nhiều điều, giải quyết mọi khúc mắc, hiểu lầm,…
Ăn tất niên là gì? Hiện nay, ăn tất niên đã trở thành tiệc tất niên tại các công ty, doanh nghiệp. Vì ngày cuối năm tất cả nhân viên đã nghỉ nên các đơn vị đều lựa chọn làm tất niên trước đó ít nhất một tuần. Dù không đúng ngày nhưng tiệc tất niên vẫn giữ đúng tinh thần, mục đích của nó.
1.3. Ý nghĩa bữa cơm tất niên tại gia
Trong tâm thức mỗi người Việt Nam, bữa cơm tất niên luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng, không thể thay thế. Người ở gần, kẻ đi xa, dẫu bận trăm công ngàn việc đều trở về nhà, quây quần bên mâm cơm ngày cuối năm.
Ăn tất niên là gì? Ngoài ý nghĩa đoàn viên, mâm cơm tất niên cũng là để rước ông Công ông Táo từ thiên đình về ngự tại gia, giúp gia chủ cai quản chuyện bếp núc. Đồng thời, mâm cơm tất niên dâng lên thắp hương gia tiên thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với những người thân đã rời xa cõi tạm. Nhiều gia đình còn giữ truyền thống ra mộ thắp nhang để mời ông bà tổ tiên về cùng ăn Tết.
2. Bữa cơm tất niên truyền thống Bắc – Trung – Nam
Đất nước của chúng ta luôn tự hào bởi bề dày lịch sử cùng sự phong phú, đa dạng trong bản sắc văn hóa. Trên mảnh đất hình chữ S, mỗi vùng miền sẽ có những nét riêng biệt trong phong tục. Chính vì thế mà bữa cơm tất niên 3 miền Bắc – Trung – Nam cũng có những điểm khác nhau.
Ăn tất niên là gì, từng miền có điểm chung nào không? Đương nhiên, về ý nghĩa tâm linh, việc ăn tất niên ở bất cứ đâu trên đất nước ta đều như nhau. Cùng với đó là một số lễ vật nhất định phải có như hương hoa, vàng mã, đèn nến, rượu,…
Về mâm lễ cúng, theo phong tục mỗi nơi và điều kiện gia đình mà có sự chuẩn bị riêng. Nhưng dù thịnh soạn hay thanh đạm thì mâm lễ tất niên cũng cần được làm bằng cả tấm lòng để cúng trời đất, thần linh, ông bà tổ tiên.
Tìm hiểu thêm: 30/3 cung gì? Tiết lộ bí mật cung hoàng đạo tháng 3
2.1. Mâm cơm miền Bắc
Theo đúng phong tục, bữa cơm tất niên truyền thống của người miền Bắc gồm có 6 bát và 8 đĩa. Tuy nhiên, hiện nay đa số các gia đình miền Bắc thường chuẩn bị 4 bát, 4 đĩa. Cụ thể 4 đĩa có các món là thịt gà luộc, giò lụa (hoặc chả quế), thịt heo và xôi gấc. Còn 4 bát là canh chân giò hầm măng, canh bóng thả, canh mọc và miến nấu.
Đương nhiên, với nền ẩm thực phong phú, còn rất nhiều món ngon khác vẫn mang nét đặc trưng miền Bắc. Các gia đình có thể thay thế bằng một số món như thịt đông, nộm thập cẩm, nem rán,…
2.2. Mâm cơm miền Trung
Ăn tất niên là gì, món ăn dịp tất niên ở miền Trung có gì đặc biệt? Tại miền Trung, mâm cơm tất niên không quy định về số lượng đĩa bát. Mỗi gia đình tùy hoàn cảnh mà chuẩn bị món ăn, miễn sao có món nhạt, món mặn, món xào, món canh là được. Cơ bản nhất vẫn sẽ có bánh tét, canh măng khô, thịt gà hoặc thịt heo, rau xào, dưa món,…
2.3. Mâm cơm miền Nam
Nếu miền Bắc và miền Trung tập trung vào các món nóng thì miền Nam sẽ ưu tiên những món nguội. Bởi thời tiết nơi đây nắng nóng nên món nguội dễ ăn và cảm thấy ngon miệng hơn.
Thực đơn tất niên cơ bản của người miền Nam đặc trưng nhất là canh khổ qua (canh mướp đắng) và thịt kho hột vịt. Đồng thời, người dân Nam bộ rất thích thịt heo quay ăn cùng củ kiệu, dưa giá nên chúng cũng thường xuất hiện trong bữa cơm tất niên.
>>>>>Xem thêm: Xá lợi có thật không? Sự thật ám ảnh trong tro cốt cao tăng
Bữa cơm tất niên mỗi dịp Tết đến xuân về luôn khiến người ta háo hức chờ mong. Bài viết này đã chia sẻ với bạn ăn tất niên là gì và thực đơn mâm cỗ tất niên đúng chuẩn ba miền. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn chuẩn bị một bữa cơm tươm tất, đúng với phong tục quê mình và có những giờ phút sum vầy ấm áp bên người thân.
Xem thêm:
- Mâm cúng tất niên gồm những gì? 90% người Việt thiếu món này trên mâm cúng tất niên
- Mâm lễ và bài cúng cuối năm: Hướng dẫn làm đúng ngày, tránh gặp sai sót