Bố thí ba la mật là gì? Vốn là một trong ba môn tu hành của Bồ tát bên cạnh trí tuệ, đạo đức, bố thí ba la mật còn được biết tới là một hạnh pháp cao đẹp trong Phật giáo. Bố thí ba la mật là bố thí vật chất lẫn tinh thần giúp con người hướng tới sự giải thoát tâm tham và giác ngộ.
Bạn đang đọc: Bố thí ba la mật là gì? Hạnh pháp đưa con người khỏi mê lầm lạc lối
Contents
1. Bố thí ba la mật là gì?
Giải đáp dễ hiểu cho thắc mắc bố thí ba la mật là gì thì đây là một trong lục độ (sáu pháp môn) mà đức Phật đã tạo ra cho người tu hành có tâm trí rộng mở để độ mình, độ người khỏi vô minh đến bờ của giác ngộ.
Bố thí ba la mật là sự cho đi mà không vướng mắc vào cái tôi, tâm không cầu lợi danh, phước báo hay giác ngộ. Theo Phật giáo, có 3 trạng thái tâm của sự bố thí ba la mật lần lượt như sau:
- Trạng thái tâm thứ nhất:
Cho đi vì mong muốn nhận lại được hồi báo có kết quả tốt đẹp hơn có thể là về tiền tài, danh vọng, vật chất, giác ngộ,… Trạng thái tâm thứ nhất này là sự căn bản của bố thí là hành động tốt nhưng động cơ chưa thật sự tịnh khiết.
- Trạng thái tâm thứ hai:
Vì mong cầu được tán dương, khen ngợi hay vì danh tiếng mà cho tặng, cúng dường. Ở trạng thái này của sự bố thí ba la mật, người cho đi có tâm ý tốt, hướng tới điều thiện nhưng vẫn bị bủa vây bởi tham chấp bản ngã cái tôi về sự vinh quang.
- Trạng thái tâm thứ ba:
Vì thương xót cho đau khổ của chúng sinh, vì muốn cứu vớt chúng sinh khỏi đường mê lối lạc mà giúp đỡ và sẻ chia chính là trạng thái tâm đúng với hạnh pháp bố thí ba la mật là gì.
Cho đi mà không màng đến bất kể lợi ích gì, cho đi mà không phân chủ thể là người, vật hay bất kỳ điều gì khác. Và đây chính là cảnh giới chân chính bố thí ba la mật – sự bố thí tột cùng đủ đầy về tánh “không”.
2. Ý nghĩa của bố thí ba la mật là gì?
Về định nghĩa, bố thí (nguyên âm chữ Phạn: Dàna) có nghĩa là cho, trao tặng. Theo nghĩa Hán Việt, bố là khắp, thí là cho nên được hiểu là cho cúng khắp – cho tất thảy mọi điều. Ba la mật (phiên âm: Paramità), theo tiếng Phạn “Para” là bờ bên kia, “mi” là đi đến nói theo tiếng Việt là “đến bờ bên kia”.
Ghép lại 2 từ bố thí ba la mật, chúng ta có thể hiểu là băng qua con sông bố thí (dànanadi) và đến được bờ bên kia. Trích lời theo lời Thượng tọa Thích Trí Siêu: Chữ “đến được bờ bên kia” quan trọng lắm. Vì sao? Vì có nhiều khi ta bắt đầu qua sông, nhưng đến nửa đường ta lại quay trở về, đó không gọi là ba la mật.
Nên để lý giải đúng, đủ và chính xác nhất về bố thí ba la mật là gì, bạn có thể hiểu rằng đây môn tu hành qua phương pháp bố thí đưa con người rời bỏ bờ mê lầm lạc lối sang bờ giác ngộ của chư Phật. Cụ thể hơn, việc chúng ta cho, tặng, cúng dường những thứ thuộc về mình tới chủ thể khác mà không màng các lợi ích cá nhân, từ đó mang lại cho ta nhiều phước lành là cách thực hành pháp tu của hạnh pháp này.
Theo đó, bố thí ba la mật bao gồm tài thí chủ về tiền bạc, vật chất, pháp thí chủ về tinh thần và vô úy thí (không sợ). Hiểu sâu về ý nghĩa các thí này sẽ giúp con người đạt tới cảnh giới “vô” của ba la mật.
2.1. Về Tài thí
Tài thí trong bố thí ba la mật là gì? Trong bố thí ba la mật, tài thí là đem tiền bạc, của cải hoặc vật thực của bản thân ra bố thí, trao tặng. Tài thí được phân làm:
-
Nội tài
-
Ngoài tài
Nội tài
Nội tài được hiểu là những vật chí thân quý báu nhất như thân mạng, đời sống bản thân. Do đó, thí nội tài chính là hy sinh thân mạng để cứu vớt kẻ hay vật khác khỏi hiểm nguy . Khi tìm hiểu về các câu chuyện tiền thân của Phật Thích ca, hẳn mỗi người đều thấy không ít những tấm gương thí nội tài, kể như người lái buôn nọ, đã hy sinh mệnh thân mình, buông tay khỏi cột buồm nhường chỗ giúp cho các hành khách khỏi nạn chết đuối.
Ngoại tài
Ngoại tài được hiểu là những vật ngoài thân mình, là những vật dụng bản thân thường sử dụng như: Tiền bạc, nhà cửa, ruộng vườn, đồ ăn, thứ mặc,… Ta dùng những thứ ấy đi thí tài cho những người/ vật khác thì được hiểu là thí ngoại tài.
2.2. Về Pháp thí
Pháp thí là phát tâm bao dung, nhân ái mà truyền bá, chia sẻ những tri thức, trải nghiệm của bản thân cho người khác, đem lại điều tốt đẹp cho cuộc sống của họ.
Lý giải về pháp thí trong bố thí ba la mật là gì, các chuyên gia nhận định đây là việc ta đem những lời dạy quý giá, điều hay lẽ phải hoặc những lý tưởng đúng đắn tốt đẹp để khuyên bảo, chỉ bày giúp đỡ người khác. Đồng thời cũng dẫn lối cho người xung quanh bỏ dữ làm lành, phân rõ thiện ác, tránh được sa ngã, lạc lối, lầm đường. Giúp đỡ người về phương diện tinh thần, gieo nhân lành không chỉ với 1 đời người mà còn ảnh hưởng tới nhiều đời kiếp.
Cũng vì lẽ đó mà so với tài thí, pháp thí chiếm giữ giá trị ý nghĩa lớn lao hơn thảy. Tuy nhiên, pháp thí cũng đòi hỏi bản thân người phát tâm cần có tư duy đúng đắn tránh gây những điều đáng tiếc thiệt mình hại người.
Tìm hiểu thêm: Sinh Năm 1971 Bao Nhiêu Tuổi? 1971 Mệnh Gì? Cung Gì? Tuổi Gì?
2.3. Về Vô úy thí
Vô úy hẳn là một khái niệm lạ lẫm cho không ít người khi tìm hiểu bố thí ba la mật là gì. Vô úy là không sợ. Để giải đáp cụ thể, vô úy thí nghĩa là bố thí sự không sợ hãi, tức là làm cho người khác được an tâm yên chí, không sợ gì cả. Pháp thí này hẳn khiến ta hoài nghi về tầm quan trọng của nó nhưng ý nghĩa ẩn sâu trong sự vô úy lại thâm thúy, cao đẹp và trí tuệ đến không ngờ.
Nỗi lo, sự sợ hãi là điều đeo bám cả đời người. Thiếu bé sợ cha mẹ rầy la; tráng niên lo cơm áo, gạo tiền, lo tiền tài, danh vọng; đến khi xế chiều lại bị bủa vây bởi sợ già ốm, cô đơn. Cả một đời vì lo toan, sợ hãi mà vất vả, đúng là khổ càng thêm khổ. Cho lên “vô úy” nghe tưởng như nhẹ nhàng nhưng lại chính là cứu vớt cả đời người, xua bớt đi những kiếp sống lầm than khổ cực. Vô úy thí chính là một hành động cao đẹp, từ bi và trí tuệ hơn thảy trong “ba la mật”.
3. Cách bố thí đúng cách pháp
Trạng thái tâm thứ 3 – Bố thí mà không màng cho đi hay nhận lại là sự bố thí đạt tới cảnh giới chính xác của ba la mật dựa trên thông tin phân tích bố thí ba la mật là gì. Do đó, để bố thí đúng cách pháp, người thực hành pháp này phải thật sự đạt được “vô ngã” – không còn chấp vào việc “được nhận lại” mới có thể được gọi là đúng nghĩa và trọn vẹn công đức lành của việc thực tập bố thí ba la mật.
4. Ý nghĩa của bố thí ba la mật là gì?
Bố thí ba la mật gồm 3 phương diện gọi là Tam Luân Không Tịch (gồm luân của người cho, luân của người nhận và luân của vật cho). Đó là 3 phương diện để người thực hành bố thí ba la mật không vướng dính phải cái tôi bản ngã. Chính vì vậy, để hiểu ý nghĩa của bố thí ba la mật là gì, ta cần xét theo hai khía cạnh của pháp là người cho và người nhận.
Xem thêm: Các bài kinh Phật – Cầu nối cho sự hướng thiện giữa người tu hành với Phật giáo
4.1. Với người nhận
Không có điều gì hoàn hảo tuyệt đối, con người không có ai đủ đời. Người được phần này, kẻ thiếu điều khác: Người đủ đầy vật chất lại khuyết đi tinh thần, kẻ đủ đầy tinh thần lại sụt giảm vật chất. Bởi vậy, người thiếu ăn, thiếu mặc mà được đủ đầy, người đau xót lại được an ủi động viên, kẻ đang nơm nớp sợ hãi mà được chở che, đùm bọc thì thật là may mắn, phúc hạnh vô ngần.
Bố thí ba la mật là nhân lành quả phúc của thế gian. Cho nên đối với người nhận sự bố thí đó là lợi lạc không chỉ là may mắn tức thời mà còn có thể là phước lành đời kiếp.
4.2. Với người cho
Sự bố thí đem lại an lành lợi lạc cho người nhận đồng thời người cho cũng nhận được quý báu muôn phần. Ngoài sự hạnh phúc vô ngần bởi việc phải mình làm đem lại sung sướng cho chúng sinh, người thực hành đạo pháp còn nhờ bố thí mà tiến xa hơn trên con đường đạo.
Mỗi một cơ hội để hình thành đạo pháp tài thí, pháp thí hay vô úy thí là thêm một dịp giúp ta trau dồi thêm lòng từ bi, đẩy xa chấp ngã và khắc sâu hơn lời đức Phật dạy.
5. Câu chuyện về bố thí ba la mật trong Phật giáo
Chiêm nghiệm câu chuyện của ngài Tôn giả Xá-lợi-phất, một trong mười đệ tử lớn của đức Phật sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về ý nghĩa thiêng liêng trong bố thí ba la mật là gì.
Chuyện kể rằng:
Ngày xửa ngày xưa, có ngài Xá-lợi-phất vừa nghe đức Phật trình bày về hạnh bố thí ba la mật đã ngay tức khắc quyết tâm nguyện thực hành Bồ-tát đạo. Ngài là một trong mười đệ tử nổi tiếng của đức Phật. Nhờ vào trí tuệ xuất sắc của mình, Tôn giả Xá-lợi-phất thường được gọi là Tướng Quân Chánh Pháp.
Một ngày trên đường du hóa, ngài Xá-lợi-phất bắt gặp một câu chuyện cảm động. Bên vệ đường ngài đi qua, có một người con trai đang khóc lóc vì mẹ anh ta đang ốm nặng, cần một con mắt của người tu hành để chữa trị. Người thanh niên này là một Thiên nhân Đại Phạm Thiên biết được nguyện niệm của ngài Xá-lợi-phất mà hóa thành nhằm thử thách ngài.
Không do dự, ngài Xá-lợi-phất đã đưa cả hai con mắt cho người con trai nhưng điều không thể ngờ đến là người ấy sau khi nhận được hai con mắt lại ném chúng xuất đất lấy chân chà nát.
Hành động này khiến ngài Xá-lợi-phất không dằn lòng được mà thoái thất bồ đề tâm, từ bỏ ý định thực hành Bồ-tát đạo. Ngài tôn giả là bậc đệ nhất trí tuệ mà vẫn còn bị thoái thất Bồ-đề tâm thì đây không phải là việc đơn giản ai làm cũng được. Chính vì lẽ đó, việc phát tâm thực hành bố thí ba la mật là việc làm cao cả, ý nghĩa và khó khăn vô ngần, đòi hỏi sự không hối tiếc và không phiền muộn, thậm chí khi phải chịu khổ và chết thay cho chúng sinh.
6. Danh sách 24 loại bố thí của Bồ tát
Hẳn không ít người trong chúng ta thắc mắc tại sao Bồ tát cũng phải bố thí ba la mật. Bồ tát cũng cần bố thí ba la mật bởi Bồ tát là người đang trên con đường tu tập tiến tới giác ngộ Phật quả. Mỗi việc người làm có lợi cho chúng sinh, đều sẽ được Bồ tát phát nguyện cùng hồi hướng. Nhờ đó mà tâm từ bi của Bồ tát càng thêm lớn mạnh, phước quả cũng từ đó mà lớn hơn.
Xem thêm: Nội dung Kinh Địa Tạng Bồ Tát là gì? Phạm các lỗi này ắt sẽ rơi vào nghiệp chướng
24 loại bố thí của Bồ tát gồm có:
-
Bố thí vật thực.
-
Bố thí các loại nước uống.
-
Bố thí vải, y phục.
-
Bố thí phương tiện.
-
Bố thí hoa tươi, dầu thơm.
-
Bố thí chỗ ngồi.
-
Bố thí giường, chỗ nằm.
-
Bố thí chỗ ở.
-
Bố thí đèn, ánh sáng.
-
Bố thí sắc.
-
Bố thí thanh, âm thanh.
-
Bố thí hương.
-
Bố thí vị (chất bổ).
-
Bố thí xúc (nơi nghỉ ngơi, chỗ tịnh dưỡng).
-
Bố thí thuốc men.
-
Bố thí tôi tớ.
-
Bố thí giải trí vui tươi.
-
Bố thí con trai.
-
Bố thí vợ.
-
Bố thí ngôi vua.
-
Bố thí tay.
-
Bố thí mắt.
-
Bố thí thịt và máu.
-
Bố thí đầu.
>>>>>Xem thêm: Nên treo ảnh Phật ở đâu trong nhà? Treo không đúng cách, rước họa vào thân
7. Câu chuyện bố thí ba la mật trong thời buổi hiện đại
Trong xã hội hiện nay, hạnh pháp bố thí ba la mật có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, tùy vào hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi người.
Câu chuyện về nhóm nhóm người tại Hoa Kỳ dưới đây là minh chứng cho việc thực hành pháp bố thí sau khi hiểu được bố thí ba la mật là gì:
Tại tại thành phố Berkeley, ở miền Bắc California, Hoa Kỳ, có một nhóm người thiện nguyện đã thành lập một quán ăn, gọi là Karma Kitchen (Bếp ăn Nghiệp quả). Họ phục vụ thực khác như tất cả mọi quán ăn khác, nhưng khi những vị khách hàng trả tiền bếp ăn sẽ thông báo là đã có người trả trước cho họ rồi.
Và nếu những vị khách đó muốn noi theo cử chỉ của vị khách trước họ thì họ có thể trả tiền cho người ăn sau. Hành động cứ vậy mà luân lưu. Thực khách ăn không cần biết giá trị bữa ăn và không cần trả nếu muốn. Dụng ý của bếp ăn này là muốn mọi người thực tập hạnh bố thí, cho mà không cần phải có một mục đích rõ rệt! Chỉ cần chúng ta học cách cho, còn cho ai và cho ra sao, hay cho cái gì không phải là việc quan trọng.
Đạo Phật là Đạo Từ bi, vì lòng bao dung mà cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Là người Phật tử muốn noi theo gót chân Phật cần nhớ sự từ bi làm trọng cho sự tu đạo của mình. Đây cũng là lý do vì sao mỗi người chúng ta cần hiểu bố thì ba la mật là gì, pháp môn nhiệm mầu nhất, cao nhất được tạo ra bởi đức Phật để buông đi san tham chấp ngã hướng vượt khỏi bể khổ vô minh đến với bờ giác ngộ.