Câu sống chết có số, phú quý tại thiên đã có từ lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Câu nói không khuyên người ta phó mặc cho số phận mà chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân sinh.
Bạn đang đọc: Câu sống chết có số, phú quý tại thiên: Triết lý cổ nhân ngàn năm vẫn đúng
Contents
1. Những câu chuyện gắn liền với câu “Sống chết có số, phú quý tại thiên”
“Sống chết có số, phú quý tại thiên” xuất phát từ một câu chuyện cổ ghi trong cuốn “Luận Ngữ, Nhan Uyên”. Chuyện kể về Khổng Tử và Tư Mã Canh. Khổng Tử là người Lỗ, Tư Mã Canh là người Tống. Khi sang theo học tại nước Lỗ, Tư Mã Canh lúc nào cũng sống trong sợ hãi, lo lắng.
Một ngày, Tư Mã Canh hỏi Khổng Tử về từ quân tử. Khổng Tử giải thích quân tử là người không phiền muộn, không sợ hãi. Tư Mã Canh cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Nhìn lại bản thân mình lại nhìn những môn đệ khác luôn vui vẻ, Tư Mã Canh càng buồn rầu hơn vì cho rằng mình cô độc.
Thấy vậy, Tử Hạ – một trong những đệ tử của Khổng Tử đã an ủi Tư Mã Canh với câu “Sống chết có số, phú quý tại thiên”. Tử Hạ nói người quân tử đối xử tốt với mọi người, lo gì không có huynh đệ.
Ngoài ra, sử sách cũng ghi lại nhiều câu chuyện có hàm ý tương tự. Điển hình là câu chuyện của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương trong một lần vi hành. Do không quen đi đường xa, ông cảm thấy vừa nóng vừa khát. Đúng lúc đó, ông được một lão nông mời uống trà. Ngay sau đó, ông đã sắc phong cho vị nông phu kia một chức quan.
Nghe được câu chuyện này, một vị tú tài thi rớt vô cùng bất bình. Chàng tức giận viết lên ngôi miếu trong vùng rằng mười năm học chẳng bằng một chén trà. Mấy năm sau, Chu Nguyên Chương nhìn thấy câu này, ông viết bên cạnh dòng chữ mang ý nghĩa mệnh vị tú tài kia không bằng người nông phu dù tài năng hơn hẳn. Vậy đây phải chăng là “phú quý tại thiên”?
Còn nói về “sống chết có số”, trong “Thất Tu Loại Cảo” cũng ghi chép câu chuyện của Lưu Kiện. Đây là một vị quan đại thần thời vua Minh Hiếu Tông. Ngay khi lọt lòng, vị này được tiên đoán sẽ vượt qua 7 lần chết đến khi 40 tuổi.
Quả nhiên, ông liên tục gặp các kiếp nạn như đổ chùa, suýt chết đói vì gặp cướp, cháy trường thi, thương hàn nặng,… Nhưng ông gặp dữ hóa lành, mọi kiếp nạn đều không thể lấy mạng ông. Sau tuổi 40, dù gian thần ganh ghét tìm cách hãm hại nhưng không hề ảnh hưởng đến sinh mệnh ông. Đây chính là minh chứng của “sống chết có số”.
2. Ý nghĩa danh ngôn “Sống chết có số, phú quý tại thiên”
Thực tế không phải ai cũng hiểu đúng nghĩa câu “Sống chết có số, phú quý tại thiên”. Tách nghĩa từng vế để hiểu nghĩa chính xác của danh ngôn này:
2.1. Sống chết có số
Đời người là hữu hạn với vòng quay sinh – lão – bệnh – tử. Chúng ta đều biết mỗi người có số phận của riêng mình. Sống chết có số thật không? Trong đạo Phật, kiếp này của chúng ta là nhân quả thiện ác của tiền kiếp. Những gì xảy ra từ kiếp trước chỉ quy định kiếp này một người sống thọ bao lâu.
Nhưng không, Phật pháp cũng dạy rằng người biết tu tập, phước phần tăng lên. Tu tâm dưỡng tính, kiêng cữ sát sinh, chăm làm việc thiện,… tất cả đều có giá trị với cuộc sống của mỗi người. Cùng với đó, người trân trọng cuộc sống sẽ biết cách giữ gìn sức khỏe, thường xuyên rèn luyện thể chất, đi lại cẩn thận hạn chế va chạm,…
Điều quan trọng nhất là không phải lúc nào cũng suy nghĩ về chuyện sống thọ bao lâu. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào cuộc sống hiện tại và sống một cuộc đời ý nghĩa.
Tìm hiểu thêm: Ngày vía mẹ Quan Âm và cách chuẩn bị lễ cúng chuẩn nhất
2.2. Phú quý tại thiên
Có phải con người ngay từ khi sinh ra đã được mặc định giàu – nghèo? Phú quý tại thiên là không cần phải làm gì cũng được sung túc đủ đầy? Điều này hoàn toàn không đúng.
Tương lai vốn không ai có thể biết trước. Không ai dám khẳng định người giàu sẽ giàu mãi, người nghèo suốt đời không thể vươn lên. Những thành tích mỗi người đạt được đều cần sự nỗ lực, cố gắng trên suốt hành trình dài. Dẫu rằng không thể phủ nhận yếu tố may mắn nhưng không có may mắn nào nếu bạn mãi ỉ lại hoặc không biết chớp thời cơ.
Cuộc đời chúng ta sẽ có lúc buồn lúc vui, lúc thăng lúc trầm, khi giàu có cũng có thể mất tất cả trong chốc lát. Khi ta biết vượt lên khó khăn và phấn đấu vì tương lai tươi đẹp, ông trời sẽ không phụ lòng bạn.
>>>>>Xem thêm: Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên hợp phong thủy đem về nhiều tài lộc cho gia chủ
2.3. Sống chết có số, phú quý tại thiên
Thoạt nghe câu này nhiều người cho rằng cổ nhân răn dạy hậu thế phó mặc cuộc đời, chấp nhận số phận. Ngược lại, người xưa truyền tải một triết lý nhân sinh sâu sắc về mối quan hệ nhân quả với thế hệ mai sau.
“Sống chết có số, phú quý tại thiên” không phải buông trôi bản thân, trông chờ vào những điều tốt đẹp được sắp đặt trước. Nó thể hiện ý nghĩa về sự nỗ lực, muốn đạt được điều gì cũng phải nỗ lực và ngược lại. Tuy nhiên, ở một thời điểm nhất định, cái gì cũng có điểm tới hạn. Lúc đó, dù gắng sức bao nhiêu cũng không thể chạm tay tới đích.
Tuyệt đối không làm điều ác, điều xấu, bất chấp tất cả, cưỡng cầu vượt qua giới hạn. Nếu cố tình vi phạm là thể hiện sự thiếu trách nhiệm với chính mình. Từ đó, phúc phần giảm đi, ước mong không thể đạt được, những sự tươi đẹp phía trước cũng sẽ rơi rụng đi.
Không cầu mà được là cảnh giới cao nhất của nhân sinh. “Sống chết có số, phú quý tại thiên” ý muốn con người có thể thản nhiên đối mặt với số phận, không quan tâm “được mất”, sống tự tại giữa cuộc đời.
Xem thêm:
- Nói trộm vía là gì? Vì sao trộm vía được xem là thần chú cho trẻ nhỏ?
- Ngày tam nương là gì mà ai cũng lo sợ, ăn không ngon, ngủ không yên?