Trong các phim cổ trang Trung Quốc, chúng ta sẽ không hiếm gặp những người được gọi là bậc chân nhân. Vậy chân nhân bất lộ tướng là gì? Đây là một câu nói vô cùng thâm sâu, ý nghĩa đặc biệt, thể hiện những người trí tuệ đều luôn khiêm nhưỡng giữ mình, không khoe khoang hợm hĩnh với đời.
Bạn đang đọc: Chân nhân bất lộ tướng là gì? Càng có tài càng nên che giấu 3 thứ này
Contents
- 1 1. Chân nhân bất lộ tướng là gì?
- 2 2. Điển cố về câu nói Chân nhân bất lộ tướng
- 3 3. 4 biểu hiện của người chân nhân bất lộ tướng là gì?
- 4 4. 3 điều bậc chân nhân thường che giấu
- 5 5. Chân nhân bất lộ tướng có còn hiệu quả trong cuộc sống hiện đại?
- 6 6. Lộ tướng bất chân nhân – Hiểu đúng để thuận lợi trong cuộc sống, làm ăn
1. Chân nhân bất lộ tướng là gì?
Cùng với chân nhân bất lộ tướng là gì, người xưa cũng có câu lộ tướng bất chân nhân. Hai câu này có nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn.
Chân nhân bất lộ tướng là cụm từ Hán Việt, giải nghĩa thuần Việt như sau:
- Chân nhân: Chỉ những người có mạng làm vua, hoặc những người đã tu hành đắc đạo. Nghĩa chung là chỉ người tài, bậc đế vương, những bậc trí huệ cao phàm.
- Bất: Không
- Lộ tướng: Để lộ thân phận, để lộ hiểu biết, để lộ chân tướng.
Giải nghĩa ra thì có lẽ bất cứ ai cũng hiểu được chân nhân bất lộ tướng là gì. Câu nói này hàm nghĩa là những người tài giỏi thực sự thường không để lộ thân phận của mình. Còn những người lộ tướng, nổi danh muôn nơi, chưa chắc đã là bậc hiền nhân tài đức trí huệ. Người có thực tài sẽ không khoe mẽ, không khoác lác, không phô thương về bản thân mình.
Cũng có thể hiểu đơn giản về câu nói này là người tài sẽ không tùy tiện mà để lộ mình trước đám đông. Cũng tựa như Đức Phật, thần thông quảng đại nhưng mấy khi người sử dụng tài phép của mình trước chúng sinh?
Xem thêm: Đại Thế Chí Bồ Tát Là Ai? Sự Tích Của Đức Phật Với Trí Tuệ Viên Mãn
2. Điển cố về câu nói Chân nhân bất lộ tướng
Khó ai biết được câu chân nhân bất lộ tướng có từ khi nào. Nhưng có thể nhận định đây là một câu nói bắt nguồn từ Trung Quốc. Có 1 điển tích liên quan đến câu nói này, một câu chuyện thể hiện trọn vẹn sự bất lộ tướng của những bậc chân nhân đích thực.
Vào thời Xuân Thu Chiến quốc, có cậu bé Ôn Như Xuân nổi tiếng đàn hay hát giỏi. Không chỉ có tài năng, cậu còn có niềm đam mê bất tận với âm nhạc. Chính vì vậy, tuổi trẻ ngựa non háu đá, Như Xuân thường hay khoe mẽ khả năng của mình trước đám đông.
Trong một lần, Như Xuân đi qua một ngôi miếu, thấy trong miếu có vị đạo sĩ. Trong tay nải của người này có một chiếc đàn cổ. Thầm nghĩ “người như này mà cũng biết chơi đàn hay sao” nên cậu lân la lại hỏi:
- Thưa ông, ông có biết chơi đàn?
- Đúng vậy, ta có biết một chút, đang tìm bậc cao nhân để bái sư – Vị đạo sĩ từ tốn trả lời.
Nghe vậy, sự hiếu thắng trong Như Xuân trỗi dậy, cậu nói:
- Hãy để tôi đàn ông nghe thử nhé!
Đạo sĩ mở túi, lấy đàn đưa Như Xuân. Cậu đàn một bài, vị đạo sĩ chỉ cười nhẹ không nói gì. Như Xuân cảm thấy không hài lòng, mới phô diễn hết tài nghệ của mình. Qua 5,7 lượt dạo đàn vẫn không nghe đạo sĩ ý kiến, cậu mới tức giận mà rằng:
- Tôi đàn không hay sao? Tại sao ông không nói gì?
Đạo sĩ đáp:
- Tiếng đàn của cậu không tệ, nhưng vẫn chưa phải là bậc chân nhân mà tôi tìm.
Như Xuân tức giận:
- Vậy ông thử đàn để tôi nghe xem, mở rộng tầm mắt xem!
Lúc này, đạo sĩ mới cầm đàn, vuốt nhẹ chiếc đàn và bắt đầu một bài nhạc. Khi những thanh âm ban đầu vang lên, Như Xuân đã ngỡ ngàng, rồi tâm trạng tức giận bay biến, chỉ còn sự say sưa thả hồn theo điệu trầm bổng, trong trẻo của những điệu đàn ảo diệu.
Tiếng đàn dứt từ lâu nhưng Như Xuân vẫn chưa hoàn hồn. Khi tỉnh lại, cậu mới biết đích thị đây là bậc chân nhân, liền cúi đầu xin bái sư.
Thế đấy, phàm là chân nhân chính hiệu, mấy ai khoe khoang để tự đề cao mình. Núi này cao, núi khác hãy còn cao hơn. Người này tài, người khác sẽ tài hơn, trong thiên hạ đều sẽ luôn là như thế!
3. 4 biểu hiện của người chân nhân bất lộ tướng là gì?
Đến đây, chắc chắn bạn đã hiểu rõ chân nhân bất lộ tướng là gì. Với những bậc chân nhân đích thực, họ không chỉ có IQ cao, chỉ số EQ còn rất tuyệt vời. Và EQ mới chính là thước đo trí huệ chuẩn xác nhất. Nó thể hiện cho nghệ thuật sống của mỗi người.
Từ xưa đến nay, những bậc chân nhân không hề thiếu. Và nếu bạn gặp 1 chân nhân đích thực, thì ở họ không chỉ có tài năng, họ còn có cách hành xử vô cùng đặc biệt, biểu hiện qua 4 hành vi dưới đây:
3.1. Không bắt bẻ
Biểu hiện đầu tiên của bậc chân nhân chính là họ không bắt bẻ người khác.
Nếu để ý bạn sẽ thấy, phàm những người hay bắt bẻ đều là những kẻ hiếu thắng. Khi người khác nói, họ luôn cố tìm cách tranh biện. Họ thích hơn thua, thích bản thân phải vượt trội hơn người, muốn bản thân mình phải là người chiến thắng.
Với những người này, những cuộc nói chuyện hội họp, bàn luận đều sẽ trở thành những cuộc tranh luận không hồi kết, cho đến khi họ thực sự giành được thắng lợi.
Đây không phải là con đường đi tìm chân lý. Chân nhân bất lộ tướng là gì? Chính là biết mà không kiêu căng, hiểu mà không ngạo mạn. Điểm sai của người, tùy lúc mà nói. Điểm đúng của người, nên chấp nhận và khen ngợi. Đây mới thực sự là người có EQ cao.
3.2. Không rao giảng đạo lý
Một số người khi nói chuyện thường ra vẻ “đao to búa lớn”. Họ thích rao giảng đạo đức, thích nói những điều cao siêu. Họ luôn thích “dạy” người khác theo những gì mà bản thân họ cho là đúng.
Thái độ này sẽ khiến người đối diện cảm thấy vô cùng khó chịu. Với bậc chân nhân, họ luôn nói chuyện từ tốn, hiểu được điểm mạnh điểm yếu của người khác và luôn có hành xử phù hợp. Họ không giáo điều nhưng qua chính những gì họ làm sẽ là bài học sâu sắc cho những người thực sự hiểu biết và tôn trọng họ.
3.3. Không tùy tiện ngắt lời người khác
Những bậc cao nhân cũng không bao giờ ngắt lời người khác. Trong giao tiếp, đây chính là hành vi tùy tiện và đáng bị chê trách.
Nếu muốn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình, cao nhân sẽ luôn chờ người khác nói xong. Ngắt lời người khác rất phản cảm, nó cho thấy bạn không tôn trọng đối phương. Và cho dù đối phương đang nói vấn đề khiến bạn cảm thấy không vui, thì tốt nhất cũng nên đợi họ nói hết rồi mình mới bắt đầu tranh biện.
Xem thêm: Chửi Người Khác Bị Nghiệp Gì? Cẩn Trọng Lời Nói Để Tránh Nghiệp Quả Đeo Bám
3.4. Không cáu giận khi trò chuyện
Nếu bạn đã hiểu sâu sắc chân nhân bất lộ tướng là gì, thì đây sẽ là điều mà bạn luôn thấy được ở những đối tượng này.
Những người tài giỏi nhìn ra rất nhanh những khiếm khuyết, lỗi lầm của người khác. Tuy nhiên họ không chỉ trích, không cáu giận. Họ luôn biết suy nghĩ cho đối phương, nghĩ đến cảm xúc của đối phương.
Chính vì vậy, khi giao tiếp, họ luôn chú ý đến lời nói của mình, thái độ của mình. Họ hiểu rằng nếu cáu giận người khác sẽ khó tiếp thu ý kiến đó. Thay vào đó, họ dùng sự hài hước của mình để nêu vấn đề, để có thể giúp người khác nhận ra lỗi sai mà vẫn không bị tự ái, không thấy xấu hổ.
Tìm hiểu thêm: Quẻ số 58 Thuần Đoài: Dịch quẻ cát hung, vận trình tươi sáng
4. 3 điều bậc chân nhân thường che giấu
Ngoài 4 biểu hiện, chân nhân bất lộ tướng còn biết che giấu rất giỏi. Nhìn vào họ, người tinh tế sẽ biết ngay được rằng họ không phải là người “thùng rỗng kêu to”. Vì họ luôn luôn giữ bí mật rất nhiều thứ. Vậy điều thường được ẩn giấu ở những người chân nhân bất lộ tướng là gì?
4.1. Che giấu bản thân
Trong nhiều trường hợp, bậc chân nhân thường che giấu bản thân mình. Họ không thể hiện nhiều, nhưng họ quan sát nhiều, lắng nghe nhiều, mỉm cười nhiều và làm nhiều. Thay vì cố chứng tỏ bản thân bằng lời nói, họ thể hiện thông qua hành động. Hành động của họ là biểu hiện cho trí tuệ khôn ngoan, cho sự tu tập lâu dài.
Những người lợi hại luôn hiểu rằng tài trí nằm bên trong con người. Lời nói chỉ là biểu hiện ra bên ngoài và không phải cứ ta khen ta giỏi là người khác công nhận ta giỏi. Họ luôn biết im lặng khi cần, bộc lộ khi cần. Ở họ luôn có sự cẩn trọng, việc che giấu bản thân chính là để giúp họ nhìn thấu được vạn vật xung quanh.
4.2. Che giấu tâm trạng
Những bậc cao nhân đều có lòng khoan dung và trắc ẩn lớn. Như câu chuyện Ôn Như Xuân, vị đạo sĩ dù biết cậu tỏ vẻ coi thường nhưng vẫn bình thản mỉm cười, không hề để lộ thái độ tức giận. Ngược lại, còn rất từ tốn để cậu hiểu được chân nhân bất lộ tướng là gì.
Chính vì vậy, những bậc tài giỏi trí huệ hơn người cũng đều luôn che giấu sự tức giận, khó chịu của mình. Hay nói đúng hơn, họ biến tâm trạng đó thành sự bao dung, thành lòng vị tha. Họ dùng sự khoan thai này để đối đãi với đối phương, giúp đối phương tự ngộ ra điểm yếu của mình, thay vì chỉ trích hay bài xích.
4.3. Che giấu nỗi bi thương
Cuộc sống của mỗi người đều có niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và bất hạnh. Chúng ta nhìn vào một người tài giỏi thành công, chúng ta chỉ nhìn thấy được những thành công hiện tại của họ. Trong khi đó, cả giai đoạn phấn đấu đến thịt nát xương tan, họ không hề phô bày ra.
Người tài giỏi không kể lể nỗi khổ của mình. Họ biết cách biến đau thương thành hành động. Cuộc sống nhiều thăng trầm, bi thương ai oán sẽ chẳng giải quyết được vấn đề. Họ nhẫn nhục chịu đựng, vượt qua gian khó để thành công và chỉ cười nhẹ khi ai đó nói về quá khứ. Càng khổ, họ càng mạnh mẽ đi, từ đó thành công cũng thuận đường mà đến.
5. Chân nhân bất lộ tướng có còn hiệu quả trong cuộc sống hiện đại?
Có rất nhiều câu chuyện để chúng ta hiểu rõ chân nhân bất lộ tướng là gì. Từ xưa đến nay, câu nói này chưa bao giờ lỗi thời. Đặt trong bối cảnh hiện nay, chúng ta càng nên hiểu đúng và áp dụng để có cuộc sống an yên, thanh bình.
Sự phát triển của mạng xã hội khiến nhiều người có nhu cầu phơi bày cuộc sống của mình cho thiên hạ bàn tán chỉ trỏ. Và bạn có thấy là càng thành công càng bị ném đá nhiều? Càng giàu có càng bị ganh ghét, còn nghèo khó thì lại bị khinh khi?
Trong khi đó, nếu chúng ta biết thu mình ẩn nhịn, thứ gì cần trưng bày thì trưng bày, thứ gì cần che giấu thì che giấu, chúng ta sẽ tránh được rất nhiều phiền phức trong đời. Thay vì mong cầu mộng thành, hãy nghiêm mình tu dưỡng, hành động để có được sự thành công như ý.
>>>>>Xem thêm: 5/7 là ngày gì? Biết nắm bắt thời cơ sẽ luôn giàu sang, phú quý
6. Lộ tướng bất chân nhân – Hiểu đúng để thuận lợi trong cuộc sống, làm ăn
Người khoe khoang mấy ai có thực tài? Điều này đúng trong xã hội ngày xưa và càng đúng trong xã hội ngày nay. Học khiêm tốn, học giữ mình, từng bước trau dồi bản thân, đó mới chính là chìa khóa để bạn đạt được thành công trong cuộc đời.
Hiểu đúng vấn đề lộ tướng và chân nhân, chúng ta nên áp dụng nó trong cuộc sống. Khi bạn áp dụng 4 biểu hiện, 3 tránh né mà các bậc chân nhân đã làm, bạn đã từng bước trở nên hoàn thiện hơn. Cùng với sự nỗ lực, chắc chắn bạn sẽ thành công, con đường làm giàu sẽ ngày càng rộng mở.
Tạm kết vấn đề chân nhân bất lộ tướng là gì. Hy vọng mỗi người chúng ta đều sẽ nhìn thấy được những giá trị mà câu nói này mang lại, và đều ít hay nhiều học hỏi được tư chất “chân nhân” để thêm hoàn thiện mình mỗi ngày.
Xem thêm: 10 Điều Phật Dạy Là Gì? Tâm Hướng Thiện Cuộc Sống Ắt Sẽ An Yên