Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Cách bày mâm cúng chuẩn truyền thống

Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Cách bày mâm cúng chuẩn truyền thống
Rate this post

Cúng giao thừa ngoài trời là một truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Việc hiểu đúng lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì và cách bày mâm cúng như thế nào sẽ mang lại năm mới vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Bạn đang đọc: Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Cách bày mâm cúng chuẩn truyền thống

1. Mâm cúng ngoài trời gồm những gì?

Khi cúng giao thừa ngoài trời (hay còn gọi là cúng sang canh ngoài trời), bạn có thể cúng mâm lễ mặn hoặc mâm lễ chay đều được. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Vậy cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Cách bày mâm cúng chuẩn truyền thống

Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

1.1. Với mâm cúng đồ chay

Đối với gia đình lựa chọn mâm chay thì mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Dưới đây là tổng hợp một số đồ lễ cần thiết:

  • Hoa

  • Tiền vàng mã

  • Đèn/nến

  • Trầu cau

  • Bánh kẹo

  • Hương (3 – 5 nén)

  • 1 chén rượu

  • 1 chén nước

  • Bia đóng lon/ nước ngọt

  • Mũ giấy cánh chuồn

  • Sớ cúng quan Hành khiển

  • 1 đĩa xôi

  • 1 đĩa muối

  • 1 đĩa gạo

Tìm hiểu thêm: Ngày 9/10 cung gì? Yêu người cung này tình duyên nở rộ, may mắn gõ cửa đến tìm

Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Cách bày mâm cúng chuẩn truyền thống
Mâm cúng đồ chay giao thừa ngoài trời

1.2. Với mâm cúng đồ mặn

Đối với gia đình có truyền thống cúng lễ đồ mặn thì mâm cỗ sẽ có một số lễ vật phức tạp hơn. Vậy mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

  • 1 con gà trống luộc

  • 1 đĩa xôi gấc ( hoặc 1 chiếc bánh chưng)

  • 1 khoanh giò lụa

  • 1 đĩa hoa quả

  • Vàng mã

  • Trầu, cau

  • Đèn/nến

  • 1 đĩa gạo

  • 1 đĩa muối

  • 1 chén rượu

  • 1 chén nước

  • 1 mũ cánh chuồn

  • 1 lọ hoa tươi

  • 3 – 5 nén hương

2. Các bước bày mâm cúng giao thừa ngoài trời

Không chỉ khác nhau về một số đồ cúng lễ mà mâm cúng chay và mặn cũng có những yêu cầu đối lập về cách bày trí. Vậy mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Bày trí như thế nào mới là đúng cách?

2.1. Đối với mâm cúng đồ chay

Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bàn thật cứng cáp, sau đó phủ lên một tấm vải hoặc khăn sạch và đặt mâm lên đó.

Bước 2: Sắp xếp lễ cúng lên bàn

  • Đặt đĩa bánh kẹo và xôi chính giữa trên mâm lễ, sau đó sắp xếp tiền vàng, muối, và gạo bên cạnh chúng.

  • Đặt chai rượu ở phía trước của mâm lễ.

  • Nước ngọt và bia được đặt bên cạnh phía tay trái của mâm lễ.

  • Đèn hoặc nến đặt ở phía bên phải của mâm lễ.

  • Mũ cánh chuồn, lọ hoa và sớ khấn đặt bên cạnh mâm.

  • Thắp hương và đặt nén hương nằm xuống mâm, hướng ra phía bên ngoài mâm, hoặc bạn cũng có thể cắm vào một chén chứa gạo hoặc muối.

2.2. Đối với mâm cúng đồ mặn

Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì và bày trí ra sao? Cách bày trí của mâm lễ mặn có phần phức tạp hơn một chút:

Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bàn chắc chắn, trải khăn hoặc tấm vải sạch phủ kín bàn rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp đồ lễ

  • Gà: Miệng của con gà thường ngậm 1 bông hoa hồng đỏ, lưu ý đặt đĩa gà hướng đầu ra phía ngoài của vành mâm và bạn nên đặt gà vào giữa mâm.

  • Bánh chưng: Bóc phần lá bánh ra, lưu ý không cắt thành miếng nhỏ, đặt bánh bên cạnh đĩa gà.

  • Xôi gấc: Nếu bạn sử dụng xôi cúng lễ thì đặt thay vị trí của bánh chưng.

  • Giò lụa: Lột phần vỏ, cắt thành một khoanh nhỏ (lưu ý không cắt nhỏ thành miếng), cho lên đĩa rồi đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.

  • Hoa quả: Đặt phía sau đĩa gà và bánh chưng.

  • Trầu cau, vàng mã đặt trên vành mâm.

  • Muối, gạo cho vào chén nhỏ hoặc đĩa, đặt bên cạnh đĩa hoa quả.

  • Nến và đèn được đặt bên cạnh đĩa hoa quả.

  • Nước và rượu đặt trước mâm lễ.

  • Mũ cánh chuồn để sau hoặc phía bên cạnh mâm lễ (nếu mâm còn rộng).

  • Lọ hoa tươi để bên cạnh mâm lễ.

  • Hương sau khi đã thắp cháy có thể cắm vào chén gạo, đĩa xôi hoặc để nằm ngang dưới mâm.

Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Cách bày mâm cúng chuẩn truyền thống

>>>>>Xem thêm: Đinh Dậu 2017 Mệnh gì? 2017 là năm con gì Cung Gì, Hợp Màu Gì, Hợp Tuổi Nào?

Mâm cúng đồ mặn giao thừa ngoài trời

3. Những lưu ý khi bày mâm cúng ngoài trời

Một số lưu ý về thời gian và thủ tục:

  • Thời gian tốt để cúng lễ giao thừa là khoảng 23 giờ đêm ngày 29/30 của tháng Chạp (âm lịch) kéo dài đến 1 giờ sáng ngày mồng 1 Tết.

  • Thời điểm tốt nhất để thực hiện nghi thức: 0 giờ đêm giao thừa.

  • Để chuẩn bị cho lễ cúng, trước hết, bạn nên tiến hành nghi thức cúng các quan Hành trước, sau đó mới xin phép và vào nhà để tiến hành cúng lễ gia tiên.

  • Về việc chọn đồ cúng là đồ mặn hay đồ chay còn tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu và tín ngưỡng của mỗi cá nhân.

  • Để thực hiện nghi thức cúng giao thừa ngoài trời đúng và chuẩn xác, bạn nên sử dụng những bài cúng giao thừa truyền thống, tránh tình trạng cúng nôm na hoặc không tuân theo nghiêm ngặt.

Khi cúng giao thừa ngoài trời cần lưu ý những quy tắc sau:

  • Trang phục gọn gàng, chỉnh tề và tươm tất.

  • Nói phát ra tiếng rõ ràng, không nói quá nhỏ hoặc quá to. Khi cúng cần thành tâm, không nói chuyện riêng.

  • Phụ nữ mang thai không nên tiến hành lễ cúng, người cúng nên là những người lớn tuổi có kinh nghiệm trong nhà hoặc là gia chủ (đàn ông).

Nhìn chung, lễ cúng giao thừa ngoài trời vốn là truyền thống linh thiêng, được gìn giữ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lễ cúng được diễn ra trước thời khắc giao thoa giữa năm mới và năm cũ. Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Tùy vào điều kiện của gia đình để sắm sửa lễ vật sao cho đầy đủ và tươm tất nhất, không cần quá câu nệ hay quan trọng đắt, rẻ nhưng phải chuẩn bị bằng cả chân tâm hướng thần linh, hướng Phật, phải có lòng thành kính thì mới mong được tài lộc, bình an.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *