Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi: Ý nghĩa và những lưu ý để cả năm may mắn

Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi: Ý nghĩa và những lưu ý để cả năm may mắn
Rate this post

Tục đầu năm mua muối cuối năm mua vôi được thực hiện vào hai thời điểm quan trọng trong năm. Thế nhưng, liệu rằng bạn đã hiểu đúng về ý nghĩa thật sự của câu này và những việc nên làm khi Tết đang đến cận kề hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu thông tin cụ thể qua những giải đáp sau đây.

Bạn đang đọc: Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi: Ý nghĩa và những lưu ý để cả năm may mắn

1. Nguồn gốc phong tục “Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi”

Tập tục đầu năm mua muối cuối năm mua vôi có nguồn gốc xuất phát từ vùng Bắc Bộ. Để gác lại một năm bộn bề, bắt tay vào tân trang nhà cửa đón Tết và quét đi những điều xui rủi của năm cũ, vào dịp cuối năm nhiều người thường đi mua vôi về để sơn nhà, sơn cổng.

Còn trong ngày đầu năm, thậm chí là sau thời khắc giao thừa nhiều người rục rịch đi mua muối đem về nhà để cầu mong một năm no đủ, hạnh phúc và dư dả. Vì lẽ đó, tại các vùng đồng bằng Bắc Bộ, ngay sáng mùng 1 Tết, chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh của nhiều người bán muối, chở các thùng muối đi bán khắp các đường làng, ngõ phố. Một số khác đem muối đến cổng chùa để sau khi đi lễ Phật, mọi người có thể dễ dàng mua được.

Xem thêm:

Mách bạn những lời chúc Tết anh chị độc đáo, thắt chặt tình nghĩa gia đình

2. Hiểu ý nghĩa câu nói “đầu năm mua muối cuối năm mua vôi” như thế nào?

Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng ý nghĩa của câu nói sẽ giúp bạn thấy được tầm quan trọng, cũng như biết được lý do mà người dân ta vẫn giữ được tập tục này suốt bao đời nay.

2.1. Đầu năm mua muối nghĩa là gì?

Vào ngày đầu năm mới, ai ai cũng vui vẻ niềm nở, mua vài đồng muối cho gia đình. Cả người bán lẫn người mua chẳng ai mặc cả với ai. Người ta sẽ đong cho thật đầy đến tận ngọn chứ không gạt ngang miệng bát. Họ gọi những hạt muối mua được ngày đầu năm mới chính là muối lộc. Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, nó có khả năng xua đuổi tà ma, chống xú uế và thu hút may mắn.

Mua muối ngày đầu năm cũng chính là mua sự mặn mà về cho gia đình mình. Mong một năm vợ chồng, con cái, luôn hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Hơn thế nữa, trong văn hóa của người vùng Bắc Bộ, muối có ý nghĩa quan trọng chỉ xếp sau hạt gạo. Với tính cần cù, chăm chỉ, mua muối còn hàm ý nhắc nhở con cháu phải biết ăn uống tiết kiệm, để dành tiền cuối năm mua vôi sửa sang nhà cửa.

Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi: Ý nghĩa và những lưu ý để cả năm may mắn

Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi mang đến may mắn và tài lộc

2.2. Cuối năm mua vôi nghĩa là gì?

Nếu như nói đầu năm mua muối mang về nhà may mắn, ấm no. Thì vôi lại là vật dụng bạn nhất định không được mua vào ngày này. Theo ông cha ta quan niệm, vôi có màu trắng. Nó tượng trưng cho tang tóc, cho sự bạc bẽo, bạc như vôi. Người ta tránh mua vôi để hạn chế những rủi ro, những hiềm khích và rạn nứt trong năm mới này. Do đó, người ta thường sẽ chọn mua vôi vào chỉ dịp cuối năm.

Mặc khác trong sự tích cây nêu, loài người cùng chung tay chống lại ma quỷ, sau thời gian dài bị chúng nhiễu loạn. Đức Phật đã mách nước cách hữu hiệu nhất để thắng địch là dùng vôi bột rắc và ném tỏi về phía quỷ. Đoàn quân quỷ dữ đã phải tháo chạy khi nhìn thấy loại bùa kể trên. Cũng chính bởi câu chuyện này mà vôi trắng cũng được ví như công cụ xua đuổi tà ma, giải phóng con người.

Tìm hiểu thêm: Ăn chay trường có tốt không? Có nên thực hiện chế độ ăn chay trường?

Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi: Ý nghĩa và những lưu ý để cả năm may mắn
Tục “Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi” để xua đuổi tà ma

Bên cạnh đó, sau 23 tháng chạp ông Công ông Táo về trời, lũ quỷ có thể thừa cơ hội này quay lại để quấy rối. Cho nên, vào dịp cuối năm người ta mua vôi về sẽ đem rải bốn góc nhà để xua đuổi ma quỷ ra khỏi lãnh thổ mà mình đang sinh sống.

Tiếp đến dùng vôi để quét lại thành vách, cổng nhà cho sạch sẽ và đón năm mới. Họ mong rằng, những điều không vui, không may trong năm cũ sẽ được xóa đi hết và bắt đầu chào đón năm mới với những khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

Xem thêm:

Văn khấn rước ông Táo về nhà ngày 30 và mồng 7 Tết chuẩn nhất

3. Mua muối đầu năm về để ở đâu?

Sau khi đã hiểu được ý nghĩa của tập tục “Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi”, thì sau khi mua muối về đặt nơi nào chắc chắn là thắc mắc chung của nhiều người. Dưới đây là một số nơi để bạn có thể đặt muối. Mỗi nơi đặt khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau.

  • Đặt trong ví tiền: Sáng mùng 1 sau khi mua muối, bạn hãy đặt vào ví một túi nhỏ muối. Vị trí này để cầu mong năm mới tiền bạc luôn rủng rỉnh, may mắn kéo đến bất ngờ.

  • Để ở quầy hàng: Bên cạnh đặt muối trong túi tiền, với những ai làm ăn mua bán, bạn có thể đặt muối sau khi mua về ở quầy hàng để chiêu tài, đón lộc.

  • Đặt muối trong vali, hoặc trên xe ô tô: Đối với những ai thường xuyên di chuyển, hoặc công việc phải đi lại nhiều, bạn có thể đặt muối trong vali trên xe. Nó sẽ giúp bạn có được những chuyến đi luôn bình an. Đi đến nơi, về đến chốn.

  • Xua đuổi tà khí cho cả năm: Chuẩn bị một chiếc bát hoặc ly thủy tinh. Cho muối vào đầy ¾ ly hoặc bát. Đặt lên trên 6 đồng xu được xếp theo hình vòng tròn vào bát. Mặt dương của xu xếp ngửa lên phía trên. Đây là bát muối phong thủy cầu may bạn có thể đặt ở vị trí nào trong nhà cũng được.

4. Những điều nên làm dịp gần Tết 2024

Tết 2024 đang chuẩn bị đến, nó đánh dấu cho một sự khởi đầu mới với biết bao hy vọng đại thắng. Ngoài tập tục “Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi”, thì dưới đây là những lưu ý về các điều nên làm để đón chào năm mới thật hạnh phúc.

  • Về quê: Sau một năm làm việc, dịp gần Tết bạn nên về quê để cùng ông bà, cha mẹ anh chị em chuẩn bị sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ đạc và đón Tết. Được quây quần, sum họp bên gia đình là niềm hạnh phúc vô bờ bến mà bạn nhất định phải trân trọng.

  • Đi chợ hoa: Dịp gần Tết 2024 sẽ có nhiều chợ hoa, đây là một phần văn hóa truyền thống được lưu giữ qua nhiều năm. Nó mang ý nghĩa tượng trưng về sự thịnh vượng và may mắn. Bạn có thể chọn một vài chậu để về trang hoàng lại nhà cửa trong dịp tết đầu năm này.

  • Gạt muộn phiền, luôn vui vẻ: Những nỗi buồn, những dang dở của năm cũ hãy để lại. Hãy mỉm cười thật tươi và gạt hết muộn phiền, chuẩn bị tâm thế vui vẻ nhất để đón Tết 2024.

  • Lập kế hoạch cho năm mới: Để đạt được những thành công trong năm mới, bạn cần phải có kế hoạch rõ ràng. Khi có một bản kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn vững bước hơn trong mọi quyết định và công việc mà mình thực hiện.

5. Đầu năm nên làm gì? Kiêng làm gì?

Ông bà ta có câu có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Ai ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mình vào dịp đầu năm. Và để cho những mong ước của mình trở thành hiện thực, hãy nắm kỹ những việc nên làm và không nên làm được gợi ý dưới đây.

Những việc nên làm đầu năm

  • Mua muối: Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi, Tết 2024 bạn hãy mua muối vào ngày đầu năm mới để có được một năm may mắn, ấm no.

  • Đi lễ chùa ngày đầu năm: Việc đi chùa không chỉ đơn thuần là lễ Phật, cầu mong sức khỏe, bình an. Mà đây cũng là khoảng thời gian để mỗi người lắng lòng và sống chậm hơn.

  • Đi tảo mộ: Sau một năm tất bật với công việc, vào những ngày đầu năm mới là dịp để mỗi người nhớ đến tổ tiên, ông bà. Đi tảo mộ ngày đầu năm là để mời ông bà về ăn Tết cùng với gia đình. Tập tục này không chỉ thể hiện lòng thành kính mà nó còn thể hiện sự biết ơn của con cháu với nguồn cội. Đây cũng là nét đẹp nhất định phải giữ gìn mãi về sau.

  • Chúc Tết: Đây là một tập tục đẹp của người Việt. Là dịp để họ hàng bạn bè có cơ hội gặp gỡ nhau, hàn huyên và trao nhau những lời chúc may mắn mong một năm vạn sự hanh thông

  • Hái lộc đầu năm: Vào ngày đầu năm mới, nhiều người thường đi hái lộc với mong muốn có thể hưởng được lộc từ trời đất ban tặng cho một năm mới vạn sự như ý.

Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi: Ý nghĩa và những lưu ý để cả năm may mắn

>>>>>Xem thêm: Tổng quan về căn duyên tiền định tuổi Bính Thìn: Cố cãi ý trời, cả đời không khấm khá

Hái lộc đầu năm với mong muốn nhận được những điều may mắn dịp xuân về

Những việc không nên làm

  • Kiêng quét nhà, đổ rác vào những ngày đầu năm: Theo quan niệm dân gian, nếu như quét nhà, đổ rác vào những ngày đầu năm, cũng đồng nghĩa với việc đổ đi tài lộc. Chính vì vậy mà nhà cửa luôn phải được dọn dẹp sạch sẽ vào những ngày cuối năm. Nếu như muốn đổ rác, quét nhà bạn cần phải đợi qua hết 3 ngày Tết mới nên đổ.

  • Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi: Vôi trắng, bạc nên bạn không được mua vào ngày đầu năm. Nhất định cần phải nhớ.

  • Kiêng cãi nhau, to tiếng: Người ta quan niệm rằng, nếu như đầu năm gia đình cãi nhau to tiếng, thì cả năm sẽ xảy ra bất hòa. Do đó, hãy luôn vui vẻ và bỏ qua những bất đồng nhỏ nếu có vào những ngày đầu năm.

  • Kiêng cho đi lửa và nước: Nếu như nước tượng trưng cho dòng chảy của tài lộc thì lửa tượng trưng cho sự ấm áp, may mắn. Tuyệt đối không được cho lửa và nước vào đầu năm. Nếu cho đồng nghĩa với việc, chúng ta đang cho đi tài lộc, may mắn của chính mình.

  • Người có tang kiêng đi xông đất, chúc Tết: Ông bà xưa quan niệm, nếu như có tang, mà đi xông đất hoặc chúc tết sẽ khiến cho gia chủ gặp phải xui rủi. Chính vì vậy, bạn cần phải đặc biệt chú ý vấn đề này.

Theo dòng chảy của thời gian tập tục đầu năm mua muối cuối năm mua vôi ít được quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều gia đình lưu giữ tập tục này. Nó đã đang và sẽ mãi trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *