Việc chuẩn bị các vật dụng, đồ cúng thôi nôi bé trai rất quan trọng. Bởi lễ cúng đầy đủ và chính xác sẽ đem đến cho đứa trẻ một sức khỏe dồi dào và gặp những điều may mắn, tốt đẹp trong tương lai. Các lưu ý dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bậc cha mẹ đang chưa biết chuẩn bị đồ cúng thôi nôi cho bé trai gồm những gì? cho lễ cúng thôi nôi sắp tới của bé yêu nhà mình.
Bạn đang đọc: Đồ Cúng Thôi Nôi Bé Trai Cần Những Gì? Ý nghĩa và cách cúng
Contents
1. Ý nghĩa của việc cúng thôi nôi cho bé trai
Ý nghĩa khi thực hiện nghi lễ cúng thôi nôi là để cảm tạ các vị đại tiên phù hộ cùng với mong muốn chứng giám lòng thành của gia chủ. Mong sao các vị đại tiên thụ hưởng lễ vật; luôn đem lại sự may mắn, che chở giúp cho em bé ăn no ngủ kỹ và chóng lớn.
Khi làm lễ hay chuẩn bị đồ cúng thôi nôi bé trai, cha mẹ nên lưu ý sẽ tính theo lịch âm chứ không phải tính theo lịch dương. Thế nhưng trên thực tế, ngày nay thường sử dụng lịch dương để làm lễ thôi nôi nhiều hơn, do đó nhiều gia đình cũng có thể chọn lựa lịch dương để tiến hành nghi lễ.
Nếu đúng như phong tục xa xưa thì cha mẹ nên lựa chọn ngày âm lịch để làm lễ cũng như chuẩn bị đồ cúng thôi nôi bé trai. Còn nếu muốn đãi tiệc với người thân trong gia đình hay bạn bè thì việc tổ chức thôi nôi làm vào ngày nào cũng được.
Xem thêm: Năm 2024 Xây Nhà Hướng Nào Tốt? Chọn Được Hướng Này, Cả Nhà Sung Túc, Khoẻ Mạnh
2. Đồ cúng thôi nôi bé trai cần những gì?
Đồ cúng thôi nôi cho bé trai gồm những gì? Đối với mâm cúng Ông Địa, Thần Tài sẽ bao gồm các lễ vật cúng đất đai, thổ chủ, thổ công, thiên địa thế nên sẽ được đặt ở ngoài sân và quay ra ngoài mặt đường.
Khi chuẩn bị mâm cúng cần có những lễ vật sau: trái cây, một đĩa xôi, một chén chè đậu trắng, bộ tam sên (gồm cua, trứng, tôm), đèn, hoa và nhang.
Đồ cúng thôi nôi cho bé trai sẽ có những lưu ý sau đây:
-
Mâm cúng ở trong nhà sẽ là mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh, tổ tiên ông bà (Cửu huyền thất tổ). Trong nhà bạn có bao nhiêu bàn thờ thì sẽ chuẩn bị có bấy nhiêu mâm cúng.
-
Theo đúng với phong tục đồ cúng thôi nôi bé trai ở bàn ông Táo sẽ gồm có: Nhang trầm 30 cây, hoa cúc kim cương, trái cây, gạo, đèn cầy, hũ muối, rượu nếp, nước chai, trà pha sẵn, trầu cau, xôi, chè, bánh kẹo, gà luộc, giấy cúng ông Táo.
-
Đối với bàn thờ Thiên và Phật thì chỉ cần cúng trái cây, hoa, xôi chè, gạo muối, nhang, đèn cầy, nước lọc.
Trên mâm lễ cúng thôi nôi cho bé trai gồm những gì?
-
Gà luộc, đĩa trái cây, 1 chén chè lớn – 12 chén chè nhỏ, đồng thời xôi, cháo cũng sẽ chuẩn bị 1 lớn – 12 nhỏ để cúng 12 bà mụ.
-
Thông thường khi chuẩn bị đồ cúng thôi nôi bé trai gia đình nên sử dụng đậu trắng.
-
Chuẩn bị 1 bình hoa tươi, 3 cây nhang, 2 cây đèn cầy cúng sao, 1 tô cháo, 1 ly nước hoặc rượu nhỏ và 3 chén cháo cúng 3 đức thầy.
-
1 quả cau, 1 lá trầu và thêm 12 miếng trầu đã têm sẵn, ngoài ra còn cần thêm bộ đồ hình nam nữ thế, trên đó viết tên, ngày tháng năm sinh của em bé. Mục đích để khi cúng xong sẽ đốt để giải hạn cho bé. Cần chuẩn bị thêm 12 váy áo xanh và 12 đôi hài xanh cùng trầu têm cánh phượng.
Tìm hiểu thêm: Giác quan thứ 7 là gì? Giác quan thứ 7 đã được khoa học công nhận hay chưa?
Xem thêm: 10+ Loại Hoa Cúng Bàn Thờ Thu Hút Nhiều Tài Lộc, May Mắn
3. Cách cúng thôi nôi bé trai chuẩn dân gian
Cách cúng thôi nôi bé trai chuẩn dân gian đầy đủ và chính xác thì không phải ai cũng biết. Các mẹ hãy tham khảo ngay những lưu ý mà job3s đã tổng hợp dưới đây.
3.1. Thời điểm cúng thôi nôi bé trai tốt nhất
Dựa theo lịch âm, một ngày được chia thành 12 múi giờ khác nhau tương ứng với 12 con giáp. Gia đình có thể dựa vào tuổi bé trai để lựa chọn giờ cúng thôi nôi sao cho phù hợp nhất.
-
Bé trai tuổi Tý: Cúng thôi nôi vào giờ Ngọ (từ 11h00 – 13h00): Tức là ngựa phi nước đại;
-
Bé trai tuổi Sửu: Cúng thôi nôi vào giờ Tý (từ 23h00 – 1h00): Tức là chuột chạy nhảy liên tục;
-
Bé trai tuổi Dần: Cúng thôi nôi vào giờ Sửu (từ 1h00 – 3h00) hoặc giờ Mùi (13h00 – 15h00): Trâu nghỉ ngơi chuẩn bị đi cày hoặc lúc dê ăn cỏ;
-
Bé trai tuổi Mã: Cúng thôi nôi vào giờ Thìn (7h00 – 9h00) hoặc giờ Tuất (19h00 – 21h00): Quần long hành vũ, quây mưa sấm chớp hoặc lúc chó tỉnh táo nhất để giữ nhà;
-
Bé trai tuổi Thìn: Cúng thôi nôi vào giờ Hợi (từ 21h00 – 23h00): Lợn ngủ rất say và lớn nhanh;
-
Bé trai tuổi Tỵ: Cúng thôi nôi vào giờ Dậu (từ 17h00 – 19h00): Tức là gà vào chuồng;
-
Bé trai tuổi Ngọ: Cúng thôi nôi vào giờ Thân (từ 15h00 – 17h00): Khỉ hú gọi bầy;
-
Bé trai tuổi Mùi: Cúng thôi nôi vào Tý (từ 23h00 – 1h00 sáng): Tức là chuột chạy nhảy nhộn nhịp nhất;
-
Bé trai tuổi Thân: Cúng thôi nôi vào giờ Mão (từ 5h00 – 7h00): Mèo đi săn chuột (một số nước coi đây là giờ trăng còn chiếu sáng – thỏ ngọc);
-
Bé trai tuổi Dậu: Cúng thôi nôi vào giờ Dần (từ 3h00 – 5h00): Hổ hung dữ nhất;
-
Bé trai tuổi Tuất: Cúng thôi nôi vào giờ Hợi (21h00 – 23h00): Lợn ngủ say nhanh lớn;
-
Bé trai tuổi Hợi: Cúng thôi nôi vào giờ Tỵ (9h00 – 11h00): Rắn an phận, không cắn người.
>>>>>Xem thêm: Phật bản mệnh tuổi Ngọ: Ánh sáng của trí tuệ vô biên
3.2. Các bước cúng thôi nôi cho bé trai
- Bước 1: Gia đình sẽ tụ họp, đồng thời chọn ra ngày, giờ, người đại diện thích hợp cúng thôi nôi bé trai.
- Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ, đúng đồ cúng thôi nôi bé trai theo hướng dẫn bên trên, ngoài ra nên cân nhắc phù hợp với truyền thống gia đình, dòng họ và các phong tục của từng vùng miền.
- Bước 3: Dọn dẹp sạch sẽ không gian, điều chỉnh hướng đặt bàn thờ cúng thôi nôi, đảm bảo sạch sẽ, trang nghiêm, thoáng đãng.
- Bước 4: Người đại diện sẽ thực hiện đốt hương, đọc văn khấn thôi nôi cho bé trai.
- Bước 5: Gia đình có thể thực hiện thêm một số nghi thức khác, chẳng hạn như tặng quà chúc mừng cho bé và gia đình, bắt miếng,…
Có thể thấy qua bài viết đồ cúng thôi nôi cho bé trai cần những gì? thì đồ cúng thôi nôi cho bé trai không hề quá phức tạp Cha mẹ hãy lưu ý cách cúng thôi nôi bé trai sao cho chỉn chu, đầy đủ và đảm bảo tính thẩm mỹ nhất nhằm chứng giám lòng thành của mình với các vị đại tiên.